Truyện ngắn của Bùi Việt Phương

 

 

Bà Lan dựng cái chổi vào chạc cây ổi, ngồi thở hổn hển. Chiều xuống dịu mát, gió từ mương thổi vào làm bà thấy tỉnh táo hơn. Sau khi giải ngũ, mặc dù mang trên mình những tổn thương về sức khỏe sau chiến tranh, bà Lan vẫn đi đầu trong phong trào cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, vượt khó, làm giàu. Chẳng mấy chốc bà đã cất được nhà hai tầng, có xe máy, ti vi, tủ lạnh rồi xe công nông. Chồng qua đời, bà vẫn nuôi dạy con và gánh vác việc họ hàng đôi bên. Khi thằng Đức lên lớp 12, ai cũng bảo đến hè này nó mang cái giấy gọi đại học về nữa là nhất bà Lan rồi.

Mấy bữa, thấy thằng Đức có vẻ mệt mỏi, bà gặng hỏi, nó chỉ nói là ôn thi mệt, phải thức khuya nhiều. Thi thoảng, bà lại thấy nó về muộn, hỏi ra nó bảo đi ôn bài cùng tụi con Thư, thằng Phúc. Mấy đứa đó thì bà cũng yên tâm vì toàn con nhà gia giáo, lại là chỗ quen biết. Từ ngày thằng Đức ôn thi tốt nghiệp, bà hay cho nó thêm tiền ăn sáng. Có lúc thấy nó đòi thêm khoản này, khoản kia, bà chỉ dặn: "Không được phung phí nghe con”. Bà biết tính nó lành, làm gì biết quân bài tú-lơ-khơ hay đề đóm.

Nhưng đêm ấy, bà Lan thấy lòng như có lửa đốt. Bà ngó ra cổng, ngoài kia, xe cộ đi lại đã thưa thớt mà chưa thấy Đức về. Sốt ruột, bà quay điện thoại gọi sang nhà cái Thư. Một giọng đàn ông ngái ngủ từ đầu dây bên kia vang lên. Bố cái Thư bảo hội bạn ôn bài của nó đã về lâu rồi. Gọi sang nhà thằng Phúc, mẹ nó bảo Phúc đã về dọn hàng cùng mẹ. Thế thằng Đức đang ở đâu? Bà Lan không chịu được nữa. Bà dắt xe ra cửa, lao vào màn đêm.

Sau vụ bà Lan cùng công an phát giác ra cái ổ sử dụng ma tuý ấy, chính bà thấy xấu hổ khi gặp bạn bè, người thân. Hết lần này lần khác, từ khuyên nhủ, doạ nạt. Hết cai nghiện lại tái nghiện, thằng Đức chỉ còn lẻo khẻo như cái dải khoai.

Một đêm, thắp nén hương trước bàn thờ người chồng quá cố, bà Lan nói trong nước mắt: "Ông Hùng ơi, ông sống khôn thác thiêng về phù hộ cho gia đình mình giữ lại dòng dõi họ Nguyễn. Tôi "đàn bà con gái” không đủ sức che chở cho con để thằng Đức nó sa ngã. Con nó không đủ quyết tâm để vượt qua cám dỗ của ma túy. Tôi chỉ mong ông về chỉ dẫn cho tôi phải làm gì bây giờ?”.

Thế rồi, bà Lan nhớ ra lúc còn sống, ông Hùng từng dặn bà: "Mai này, nếu gặp chuyện gì khó khăn thì hãy nhớ tìm về chiến trường xưa. Còn anh em đồng đội”. Thế là, bà giao bán nhà, hai mẹ con lên đường trở lại vùng quê này. Ở đây, cách thị trấn không xa nhưng khá vắng vẻ. Người dân sống gần gũi và thân thiện.

Người mà bà tìm đến đầu tiên là sư thầy. Sư thầy vốn là người đã mất cả gia đình trong chiến tranh. Nương nhờ cửa Phật ít hôm, thấy lòng thanh thản, bà tìm mua một căn nhà gần đó để tiện qua lại cửa thiền. Thắng Đức giờ không thể theo học nhưng đã đi làm cho một xưởng mộc. Người chủ của cơ sở cùng là chỗ thân quen nên rất quan tâm bảo ban và canh chừng nó.

Một hôm, có bà bạn hớt hải đến tìm bà Lan:

- Bà ơi, bà xem thế nào chứ tôi nghi lắm…

- Là sao, bà nói rõ tôi xem nào?

- Thằng Đức nhà bà dạo này thấy nó hay qua lại với thằng Khả. Mà thằng đấy bà biết rồi, có tiếng ở trong vùng này.

Nghe đến tên Khả, bà Lan đã lạnh tóc gáy. Phải mất bao công sức mới dứt được thằng con ra khỏi sự bủa vây của "lưới nhện” nghiện ngập. Các anh công an huyện cũng từng dặn bà luôn phải để mắt đến những mối quan hệ của Đức, đặc biệt là những đối tượng lôi kéo.

- Sao hôm qua mẹ thấy con ngồi nhậu với thằng Khả "râu”?

- Ô, con uống có mấy cốc bia hơi thôi mà mẹ. Lúc đó được nghỉ rồi.

- Ý mẹ là - bà Lan nhấn mạnh - mẹ không muốn con giao du với thằng đó. Con có biết nó làm những gì? Công an đang theo dõi hoạt động của nó đấy. Ở vùng này không việc gì nó không làm.

Đức vùng vằng:

- Con biết mẹ muốn nói gì rồi. Mẹ không tin con vì nghĩ con lại "ngựa theo đường cũ”. Chơi với ai, làm việc gì là quyền của con. Con lớn rồi, mẹ không nên can thiệp vào cuộc sống riêng tư của con…

Dưới ánh trăng, mọi vật lấp loá nhoè đi như ảo ảnh. Tiếng chân chậm dãi giấu vào đất, các chinh sát đang xiết chặt dần vòng vây. "Con mồi” tinh ranh và manh động sẵn sàng chống chả nếu bị phát hiện. Đêm căng như dây nỏ. Trong khu vườn cách đó chưa đến một cây số, bà Lan bỗng nghe tiếng súng nổ, tiếng những người dân quanh đó chạy ra đường hô hoán.

Khi bà đến nơi đã thấy các chiến sĩ công an không chế được tên Khả "râu” và những kẻ đồng phạm. Nhưng trên mặt đất có những vết máu. Người ta giãn ra để một chiếc xe ô tô lách ra lao về phía bệnh viện huyện. "Sao thế?”, "Có ai làm sao không?”, "Công an hay tội phạm bị bắn?”. "Bọn buôn ma tuý táo tợn lắm…”… Những tiếng nói vọng vào tai bà Lan cho đến lúc bà thấy choáng váng khi nhận ra những hạt gỗ của chiếc vòng tung toé trên mặt đất. Chiếc vòng mà sư thầy đã niệm và tặng Đức khi nó mới đến đây. Những hạt gỗ thâm nghiêm dính những giọt máu còn tươi…

Một màu trắng phủ kín căn phòng. Bà chỉ nhớ khi mình ngất đi vẫn kịp nghe một anh công an nói đó nói: "Thằng cu Đức đúng là gan cóc tía. Dụ được thằng chùm, ghì chặt không cho nó chạy thoát…”. Giờ thì Đức đang nằm thiêm thiếp. Bác sĩ bảo may viên đạn chỉ đi qua phần mềm nếu không… Bà Lan biết Đức đã giấu bà, giấu tất cả để quyết vạch mặt kẻ đã rắp tâm hại biết bao cuộc đời bằng thứ bột trắng đó. Thắng Khả "râu” ma mãnh, nham hiểm nên nếu Đức không táo bạo nó lại thoát.

Ngoài kia ánh trăng chiếu vào khung cửa, Đức mở mắt nhìn ra ngoài. Cậu vẫn rất mệt nhưng thấy lòng nhẹ nhàng, thư thái vì vừa chút được một gánh nặng ra khỏi lồng ngực. Lần đầu tiên cậu thấy ánh trăng sáng và thanh bình đến thế.

 

 

 


Các tin khác


Những người mẹ...

(HBĐT) - Vẫn nhớ lần đầu khi đến các Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia: A1 (Điện Biên), Trường Sơn, Đường 9 (Quảng Trị), Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên (Hà Giang), hay đọc các trang viết về những lần đi bốc mộ đồng đội ở Nghĩa trang Đức Cơ (Gia Lai) qua trang ký của nhà văn Đoàn Tuấn…

Cha và con

(HBĐT) - Một hôm, vợ chồng thằng cả có lời: - Xoan trên đồi đã cao lắm rồi bố ạ…Tôi biết như thế là nó muốn làm nhà, ra ở riêng. Người xem ngày giờ cho tôi động thổ là lúc tỉnh táo, tuy lúc lẩn thẩn nhớ nhớ, quên quên. Vốn là người chẳng tin vào tâm linh, tôi biến ông thành thứ mặt nạ che mắt gia đình.

Hè về lại nhớ mo cau

(HBĐT) - Bà nội từ vườn bước vào, trên tay lỉnh kỉnh mấy cái tàu cau vẫn còn tươi. Bố phụ bà lọc bỏ phần cuống và lá, còn lại phần thân rồi mang ra nắng phơi cho khô. Lúc thấy bà cầm tàu cau đi vào sân trong đầu tôi đã hiện lên hình ảnh những chiếc quạt mo cau xinh xắn, dễ thương vào mỗi dịp hè, mất điện bà vẫn thường hay lấy ra phe phẩy tạo làn gió mát.

Tình xưa

(HBĐT) - Đêm ở biển hóa ra còn lặng lẽ hơn ở làng quê. Lâu lắm tôi đã không còn hứng thú viết về tình yêu, cũng chẳng khoái viết về biển, sóng cứ ì oạp thì mặc sóng, tôi lết đôi dép tổ ong, tay đút túi quần bước đi, chưa bao giờ thấy cuộc đời nhàn nhã và thư thái đến thế.

Chuyện đời thường: Bạn bè

(HBĐT) - Thấy ông ấy đi họp lớp về mà mặt cứ như đeo bị, bà D. dường như đoán ra chuyện gì không vui. Bà tếu táo để xóa đi nỗi u ám trên khuôn mặt ông:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục