(HBĐT) - Dắt chiếc xe vào nhà, chị Nhung ném tờ giấy ghi kết quả học tập vào bàn học của Linh, lẩm bẩm: - Học với chả hành, thật là bẽ mặt. Anh Bình vội chạy vào nhà đỡ lời:
- Sao có việc gì mà em nặng lời thế?
Rót cốc trà xanh đưa cho vợ, anh bảo:
- Mẹ mày uống đi cho hạ hỏa. Thế nào, hôm nay đi họp phụ huynh, kết quả học tập của con bé ra sao mà vừa về đến nhà đã giận cá chém thớt. Con nó còn trẻ, non nớt như cái măng phải nhẹ nhàng uốn chứ cứ sồn sồn bốc hỏa như em sao mà dạy con nên người được.
Làm một hơi hết cốc trà xanh, chị Nhung được thể thả phanh hết công suất cho “cái máy nói”:
- Anh chỉ được cái khéo mồm, hôm nay, anh đi họp chắc còn dữ hơn em. Anh có công nhận là ngày nào em cũng nhắc nhở kèm cặp con bé phải chú ý các môn học thuộc là gì, mẹ chưa nói hết câu, nó đã cãi xong, rằng con biết rồi. Cuối cùng mình nói mình lại nghe. Kết quả học tập anh xem này, các môn tự nhiên không thua bạn kém bè, còn môn học thuộc lĩnh toàn trên dưới 6 phẩy, môn giáo dục công dân nó đứng “nhất lớp” từ dưới lên, trong khi mẹ là cô giáo đang dạy môn đó, chả bẽ mặt à. Đề bài thi nhà trường ra: hãy phân tích câu “con hơn cha là nhà có phúc”, học lớp 10 rồi mà chả hiểu gì, viết lách linh tinh, điểm thi học kỳ được 5 điểm.
Hiểu được nỗi niềm của vợ, anh Bình chia sẻ:
- Lỗi không phải con trẻ mà người lớn phải nhìn nhận lại mình trong cách dạy con cái. Từ lúc con còn bé, nhiều gia đình không chú ý đến giáo dục đạo đức, coi đó là chuyện nhỏ, chỉ chăm chú việc bắt con đi học thêm các môn tự nhiên. Ngay như việc nhỏ nhất là dạy con khi ăn cơm phải mời ông bà, cha mẹ, anh chị..., ra đường gặp người lớn phải chào hỏi có phải gia đình nào cũng biết dạy con như vậy đâu. Ngay như trong ngõ nhà mình đấy, con dâu ông bí thư chi bộ lại là giáo viên dạy một trường lớn trong tỉnh thế mà ra đường, cả ngõ phố này ai cũng bảo “con bé ấy ít mồm quá”. Ngược lại, con nhà anh Hưng mới đi học lớp 1 ai cũng khen “cháu nhanh mồm, nhanh miệng”, ra đường gặp ai cũng chắp tay chào, nói năng lễ độ. Ngày xưa anh đi học, thầy gọi phát biểu, học sinh đứng dậy “em thưa thầy...”, còn bây giờ, học sinh hay nói trống không “thưa thầy...” , anh nói có đúng không hả cô giáo dạy môn giáo dục công dân. Nguýt yêu chồng một cái thật dài, chị Nhung thủng thẳng, em biết rồi, anh không phải mỉa mai.
Chị Nhung kéo Linh ngồi sát bố và mẹ, bảo:
- Mẹ giận con thì mắng thế thôi, học kỳ I qua rồi, học kỳ II con phải cố gắng học đều tất cả các môn, nhất là môn giáo dục công dân, con phải học tốt để hiểu sâu hơn về đạo đức con người, về các mối quan hệ xã hội để có lối sống tốt hơn. Con người có kiến thức nhưng không có đạo đức cũng chỉ là người vô dụng thôi con ạ.
- Linh mếu máo nói trong nước mắt:
- Vâng! Con xin lỗi bố mẹ.
Trong vòng tay yêu thương của bố và mẹ, Linh nguyện thầm học thật giỏi, nhất là môn giáo dục công dân để rèn luyện bản thân trở thành người có ích cho xã hội.
Ngọc Anh
(HBĐT) - Anh Thuận là người con thứ ba trong gia đình có 4 anh em. Hai anh trai đầu được ăn học tử tế, nay đang công tác các cơ quan trên thành phố. Anh nào cũng nhà cao, cửa rộng, tiện nghi đầy đủ. Còn anh, lớn lên, bố mất anh phải nghỉ học rồi đi bộ đội, những năm tháng ở trong quân ngũ được rèn luyện ý chí, kỷ luật và tình yêu thương. Xuất ngũ về quê, anh lấy vợ ở nhà làm ruộng, trồng rừng, làm nương nuôi mẹ già. Thỉnh thoảng các anh cũng có đồng quà, tấm bánh và hỗ trợ ít tiền để anh phụng dưỡng mẹ.
(HBĐT) - Buổi trưa hôm ấy, vừa ngủ dậy đang ngồi ở bàn uống nước thì bà Hán le te chạy sang. Bà Mai thầm nghĩ: chắc là có chuyện với cô con dâu đây. Nâng cốc nước mát từ tay bà Mai, bà Hán uống một hơi rồi tông tốc:
(HBĐT) - 8 năm nay, sáng nào cũng vậy, khi chiếc loa công cộng phát chương trình thể dục buổi sáng của Đài Tiếng nói Việt Nam thì cụ ông, cụ bà đã ngồi trên giường tập dưỡng sinh xoa bóp bài “Cốc đại phong” để làm cho tinh thần sảng khoái, mạch máu lưu thông rồi hai cụ mới đi bộ. Sáng nay, cụ bà vào buồng lấy cai ô rộng vành màu đen và chiếc mũ phớt đưa chọ cụ ông và bảo:
(HBĐT) - Sẻo May đếm ngón tay, đếm trong bụng. Ngày một ngày hai là chợ phiên. Chợ phiên này, Sẻo May phải xin bố mẹ cho mình đi với con gái bản núi Khău Mang. Sẻo May 17 tuổi hơn rồi sao cứ phải đi theo bố mẹ. Chỉ tại ông trời không cho bố mẹ nhiều con trai, con gái. Bố bảo:
(HBĐT) - Những cô bé sang thu rất đẹp/ áo trắng tung bay trở lại trường/ Gửi vào trời hạ bao thương nhớ...”
(HBĐT) - Đặt gánh củi lên bãi cỏ lắp xắp nước ven bờ, bác Tình chỉ kịp cởi chiếc áo vải gụ vắt lên ngọn cây hóp lòa xòa trước mặt thì đã nghe có tiếng gọi: - Bố già ơi! Quay lại giúp “con cháu” qua suối với rồi cùng đi cho vui nào! Bác giơ một tay che nắng, nheo nheo cặp mắt nhìn qua bên bờ kia. Cạnh một vách đá thạch anh trắng toát có một chàng trai tay phải chống nạng, tay trái xách ba lô lộn ngược dùng làm túi, ống quần xắn cao để lộ ra một chiếc chân gỗ màu xám mốc.