(HBĐT) - Lời nói dứt khoát của người xưa: “Không thầy đố mày làm nên” là sự khẳng định về vai trò người thầy. Đã đi học là phải có hai đối tượng: người dạy (thầy, cô giáo) và người học (học sinh), dù có sách trong tay học sinh vẫn rất cần sư chỉ bảo, hướng dẫn, uốn nắm của thầy. Thầy đâu chỉ thực hiện chức năng “cầm tay chỉ việc” mà phải chỉ ra đường hướng, cách thức, kỹ năng. Tôn sư trọng đạo là bài học đạo lý và cũng là nét đẹp nhân văn truyền thống của dân tộc ta.

 

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu mến thầy”

Làm thầy là làm nghề dạy học, nghề thanh cao, thanh bạch nhưng chẳng mấy thanh nhàn, có người ví làm thầy như bãi cát dài đỡ mình cho những con sóng. Con sóng sau đưa đi con sóng trước, xóa sạch dấu vết cưu mang. Làm thầy là làm người lữ hành, là kẻ đưa đò. Khách sang sông, ông lái về bến cũ, một đời bạn hữu với trăng, nước mênh mông. Người khách xưa biết khi nào trở lại, có nhớ về bến cũ, con đò. Là con ong chăm chỉ xây tổ, gom mật cho đời.

Làm thầy không mong được học trò trả ơn. Vì ơn thầy làm sao đếm được, chẳng tính được bằng tiền bạc, lại không thể đánh đổi trao tay. Tình nghĩa thầy - trò ẩn hiện trong ánh mắt, nụ cười. Như Bác Hồ đã dạy, làm thầy là làm người anh hùng vô danh. Người thầy chân chính mong sao những học trò mình đã dạy làm nên sự nghiệp vẻ vang và cũng buồn đau khi có trò quên nhân đức thầy, cô dạy. Làm thầy chỉ mong học trò khôn lớn nên người. Mong sao đất nước mãi là vườn hoa tươi mà mỗi thế hệ học trò là những bông hoa tươi thắm.

Có lẽ vinh dự của nghề dạy học và những người làm nghề giáo đang công tác hay đã rời bục giảng về nghỉ hưu đều mong muốn học sinh của mình sẽ trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.

Người học sinh không những tiếp thu kiến thức của người thầy qua lời dạy trên lớp mà còn ảnh hưởng của thầy, cô về ngôn ngữ, cử chỉ và cách sống, vì vậy, người thầy cần xây dựng cho mình một phong cách sống đầy nhân cách.

Là người thầy trước hết có tính trân trọng, tính nghiêm túc. Trân trọng học sinh là những tâm hồn mỏng manh, trong trắng, ngây thơ đã trao gửi vào người thầy, mong những học sinh mai sau trở thành công dân tốt cho đất nước, là người lính bảo vệ quê hương, giữ gìn biên cương, hải đảo. Là người thầy được thể hiện trong lời ăn, tiếng nói, trong phong cách. Trang nghiêm mà không kiêu bạc, chan hòa mà không xuồng xã, gần gũi mà vẫn giữ được khoảng cách giữa thầy và trò.

Nghĩ về người thầy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi ngẫm về câu nói của các bậc tiền bối:

Dạy không nghiêm là lỗi ở thầy

Chỉ nuôi con mà không dạy là lỗi ở cha mẹ

Cha mẹ khuyên răn, thầy dạy bảo

Học hành mà không thành là lỗi ở con

Ngày nhà giáo, về hưu rồi ngẫm về người thầy mà lòng tôi xao động.

 

 

                                                                         V.S (T.T.V)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ký ức về bàn chân mẹ

(HBĐT) - Tháng 7, mùa Vu Lan, đêm nay mưa ngoài trời rả rích, ông Bình lại bồi hồi nhớ về mẹ.Mấy chục năm rồi, hình ảnh mẹ, người mẹ dạn dày mưa gió, đôi bàn chân trần tháng ngày, sáng - chiều lặn lội, trên vai đôi gánh hàng rong. Những giọt mưa buồn vô tình cứ tí tách rơi gợi lên một nỗi buồn khó tả. Thuở ấy lâu lắm rồi, sau một cơn bão biển Đông ập vào, cây cối gãy đổ, nhà cửa sập, nước tràn lai láng, ngập lụt khắp ngõ xóm làng. ông Bình chỉ nhớ nhà mình cái kệ bàn thờ còn nguyên vẹn và mấy bát hương, mấy bài vị thờ ông bà, tổ tiên. Cha ông sau đận giông bão ấy, ruộng đồng sỏi đá trôi về tràn ngập lấp cả những bờ xôi, ruộng mật, ông đành bỏ làng động viên mẹ con ngược lên vùng Giăng, Dùng miền núi xa xôi làm ăn, kiếm sống.

Tiết kiệm là quốc sách

(HBĐT) - Ngay sau khi họp tổ dân phố về, được cán bộ tổ phát cho cái phiếu về nội dung phong trào tiết kiệm điện của Điện lực TPHB. Ngay hôm sau, ông Bình ra cửa hàng điện mua mấy cái bóng compắc to, nhỏ đủ cả về thay hết các bóng đèn tuýp, ông còn tính toán chỗ nào cần bóng to, chỗ nào nên treo bóng nhỏ.

Phía sau biển động

(HBĐT) - Bố hy sinh trên mặt trận bảo vệ biên giới phía Bắc, lúc đó, anh mới lên 5 tuổi. Mẹ anh mới ngoài 30, ở vậy nuôi anh, mong mỏi ở anh, giọt máu của người cha để lại. ông nội anh thương xót con hy sinh lúc còn quá trẻ. Nhìn đứa cháu nội khôi ngô, ông hy vọng vào đứa cháu, ông đặt tên cháu là Vọng - Nguyễn Tiến Vọng. Mẹ anh, cô gái nông thôn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, giỏi việc nhà, năng nổ việc làng xóm lại giỏi việc cày, cấy nên được bà con xóm làng quý mến.

Đói cho sạch

(HBĐT) - Khệ lệ bê vội tải giấy vụn, sách, báo cũ vừa cân được bên nhà cô Hoài vào trong nhà bởi cơn mưa đang kéo đến đen kịt một góc trời. Bà Quyên ngồi bệt xuống góc nhà, bật chiếc quạt cho ráo mồ hôi, bà nói với con gái:

Tình cha

(HBĐT) - Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời lên một niềm hạnh phúc khôn tả. Nước mắt lưng tròng, tôi thương cha, cả một đời người vượt qua bao nhiêu những đớn đau của bệnh tật, những khốn khó của đời sống vật chất mà trên đời này không ít người gặp phải, đã nản chí, nhưng với cha tôi thì không vậy…

Nông, sâu lòng người

(HBĐT) - Chiếc xe máy đỗ xịch trước cổng, chi Hoa vội chạy ra. ôi dào, tưởng ai, hai bố con chú đi đâu mà sớm thế. Anh Liển vội trả tiền xe ôm rồi gỡ chiếc bao tải lỉnh kỉnh nào là bí xanh, bí đỏ, túi gạo, mấy giỏ trứng gà. Chị Hoa ngạc nhiên hỏi:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục