Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

 

Viêm đường tiết niệu (UTI) bắt đầu xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu. Bệnh có thể gây ra rắc rối ở bất cứ nơi nào, từ niệu đạo đến bàng quang và từ niệu quản lên thận. Các triệu chứng bao gồm áp lực lên đáy xương chậu, đau khi đi tiểu và thường xuyên mót tiểu. Viêm nhiễm này sẽ không nghiêm trọng nếu được xử lý kịp thời. Nhưng khi nó lan đến thận, nó có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn. Các dấu hiệu của nhiễm trùng thận bao gồm sốt, buồn nôn, nôn mửa và đau ở một bên của lưng dưới.

 

Viêm ruột thừa

 

Đây là tình trạng viêm nhiễm ở một mẩu ruột nhỏ nối với ruột chính. Biểu hiện thường đau dữ dội vùng phía phải bụng dưới, nôn mửa và sốt. Nếu có các triệu chứng này thì cần vào viện ngay.

 

Cách xử trí thông thường là phẫu thuật vì nếu không nó sẽ vỡ, gây viêm nhiễm cho ổ bụng, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

 

Hội chứng ruột kích thích

 

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mãn tính mà có thể gây ra đau bụng, chuột rút, đầy bụng, tiêu chảy hay táo bón.

 

Bác sĩ không biết nguyên nhân gây ra tình trạng này vì thế không có một phương pháp cụ thể để kiểm soát các triệu chứng. Những cách đang được áp dụng là thay đổi chế độ ăn, quản lý stress và dùng thuốc điều trị tiêu chảy hay táo bón.

 

Sỏi thận

 

Sỏi thận là các tinh thể muối và các khoáng chất lắng đọng trong nước tiểu. Chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như một quả bóng golf. Khi những viên sỏi này di chuyển từ thận đến bàng quang, chúng có thể gây ra các va chạm gây đau ở vùng bụng hoặc vùng xương chậu; nước tiểu có thể chuyển màu hồng hoặc màu đỏ do hệ tiết niệu bị chảy máu.

 

Hãy đi khám nếu nghĩ mình bị sỏi thận. Hầu hết các hòn sỏi nhỏ sẽ tự bị đẩy ra khỏi hệ thống nhưng số khác thì đòi hỏi cần phải điều trị.

 

Dính các cơ quan trong bụng do sẹo

 

Nếu bạn đã từng phẫu thuật ở vùng xương chậu hay bụng dưới (chẳng hạn như cắt ruột thừa hoặc mổ đẻ hoặc từng bị viêm nhiễm trong bụng thì bạn có thể trải qua các cơn đau triền miên do tình trạng kết dính giữa các cơ quan trong bụng với vùng sẹo gây ra.

 

Hiện tượng này phụ thuộc vào vị trí hình thành sẹo. Trong một số trường hợp, tình trạng này chỉ có thể xử lý bằng phẫu thuật.

 

Viêm bàng quang kẽ (IC)

 

Viêm bàng quang kẽ (IC) là một tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm bàng quang. Nguyên nhân chưa được biết rõ. Những người bị IC nặng có thể đi tiểu rất nhiều lần trong mỗi giờ. Các triệu chứng khác bao gồm áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau trong khi quan hệ tình dục. Tình trạng này là phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 4. Mặc dù không có cách điều trị dứt điểm nhưng có nhiều cách để giảm bớt các triệu chứng.

 

Bệnh lây qua đường tình dục

 

Đau hông là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số bệnh qua đường tình dục (STDs.) Trong đó, phổ biến nhất là nấm chlamydia và bệnh lậu và chúng thường xuất hiện cùng nhau.

 

Bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt nhưng khi có biểu hiện, chúng có thể gây ra đau bụng dưới, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ và tiết dịch âm đạo bất thường.

 

Điều quan trọng là tìm cách điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và tránh lây nhiễm cho bạn tình.

 

Đau khi “yêu”

 

Đau bụng dưới khi quan hệ tình dục có thể do rất nhiều nguyên nhân, hầu hết là có thể điều trị được. Một số ly do khác gây đau khi “yêu” là viêm “vùng kín” hay khu vực này quá “khô hạn”. Đôi khi không có giải thích y học cho chứng đau khi quan hệ tình dục.

 

Trong những trường hợp này, tình dục liệu pháp có thể có ích. Đây là loại điều trị có thể giúp giải quyết xung đột nội tâm về tình dục hoặc bị lạm dụng tình dục trong quá khứ.

 

 

                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục