(HBĐT) - Mai Châu là huyện vùng cao của tỉnh, những năm qua, nhiều nông dân của huyện đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thương mại, từng bước vươn lên giảm nghèo và làm giàu. Từ phong trào "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi” đã xuất hiện nhiều gương tiêu biểu. ôõng Khà Văn Hùng, xóm Nà Sài, xã Chiềng Châu, Chủ tịch xã Hội Nông dân xã là một điển hình.


Nuôi dê từ năm 2013 với 4 loại dê giống, với đức tính cần cù của người nông dân, tinh thần ham học hỏi, áp dụng KH-KT cộng với kinh nghiệm ngày càng phong phú, ông Khà Văn Hùng đã dành hết thời gian, tâm huyết vào đàn dê. Đến nay, mô hình nuôi dê của gia đình ông đã lên tới 60 con, mỗi năm xuất chuồng khoảng 30 con dê thịt. Hiện nay, mỗi kg dê thịt có giá từ 120.000 – 150.000 đồng/kg, thương lái đến tận nhà thu mua, mỗi năm gia đình ông thu về gần 150 triệu đồng.


Ông Khà Văn Hùng, xóm Nà Sài, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đầu tư nuôi dê hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập.

Khi được hỏi về kinh nghiệm nuôi dê, ông Hùng cho biết, nuôi dê không khó nhưng đòi hỏi cẩn thận khi chăm sóc, xây dựng chuồng trại bằng tre hoặc gỗ, đảm bảo thông thoáng, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa. Để đàn dê phát triển khỏe mạnh, việc cần thiết là tạo không gian chăn thả, trồng cây bóng mát. Dê là loài ăn cỏ và các loại rau củ như: bầu, bí, lá vông, thân cây đậu xanh, đậu nành và nhiều cây trồng khác như chuối, mít, xoan... Dê là loài có sức đề kháng khá tốt, tuy vậy cũng hay mắc một số bệnh như lở mồm, long móng, tụ huyết trùng... nhưng nếu làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại nhằm nâng cao sức đề kháng, nhốt cách ly khoảng 2 tuần đối với những con dê có dấu hiệu bị bệnh sẽ hạn chế tối đa được nguồn bệnh.

ông Hùng chia sẻ: "Tôi đã đọc nhiều tài liệu tham khảo về kỹ thuật nuôi dê nhưng quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm thực tế. Qua 4 năm nuôi dê, tôi đã tích lũy vốn kinh nghiệm và sẵn sàng giúp bà con khi có nhu cầu”. Ngoài chăn nuôi dê, ông còn tận dụng diện tích vườn đồi để nuôi 5 con bò, 15 con lợn, trên 100 con gà, 40 con ngan... Tổng thu nhập hàng năm của gia đình ông đạt từ 350 - 400 triệu đồng.

Đồng chí Ngần Văn Phến, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu đánh giá: "Mô hình nuôi dê của gia đình ông Hùng rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, ông Hùng còn giúp đỡ nhiều hộ nghèo và cận nghèo trong xã mượn dê giống để chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Từ mô hình của ông, phong trào nuôi dê phát triển mạnh, đến nay, xã có gần 10 hộ nuôi dê với gần 500 con”.

Có thể nói, ông Khà Văn Hùng vừa là Chủ tịch Hội Nông dân xã, vừa là nông dân tích cực tham gia công tác Hội, đóng góp xây dựng quỹ hội. ông đã có công lớn trong việc thúc đẩy phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn xã phát triển. Bên cạnh đó ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được hội viên yêu mến, tín nhiệm, là cán bộ luôn nhiệt tình trong công tác hội, đồng thời cũng là tấm gương điển hình về phát triển kinh tế. Những năm qua, ông luôn tìm tòi, tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi cho các hội viên khác học tập, làm theo.

                                                                       Thu Hường
(Đài Mai Châu)

Các tin khác


Gặp người có công tiêu biểu được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

(HBĐT) - Ông Bùi Ngọc Thuận, xóm Bưng 1, xã Xuân Phong (Cao Phong) là một trong những tấm gương người có công (NCC) tiêu biểu được lựa chọn đi dự Hội nghị biểu dương NCC toàn quốc năm nay nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày TB-LS. Ông là cá nhân duy nhất của tỉnh vinh dự được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ khi nào người dân không còn tin thì mới ngừng cống hiến

(HBĐT) - Bằng nhiều việc làm có ý nghĩa cho người dân, ông Bùi Văn Khanh, Bí thư chi bộ xóm Gò Cha I (xã Yên Nghiệp - Lạc Sơn) đã nhiều lần vinh dự được Tỉnh uỷ, Huyện ủy khen thưởng, trở thành điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

Bác sỹ quân y và bài thuốc quý cứu người, giúp đời

(HBĐT) - Có những người từng bị bệnh viện trả về chờ... chết, cũng có không ít người đến bệnh viện điều trị như là điểm tựa cuối cùng trước khi được "giải thoát” khỏi căn bệnh nan y - ung thư. Tuy vậy, nhiều người đã nhìn thấy "ánh sáng cuối đường hầm” trong nỗi tuyệt vọng khi tìm đến với thượng tá, bác sỹ Bùi Đức Thọ, Trưởng Ban Quân y - Bộ CHQS tỉnh.

Cô hiệu trưởng mầm non “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”

(HBĐT) - Cô giáo hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ trường mầm non Thanh Nông (Lạc Thủy Trịnh Thị Oanh Yến là cán bộ quản lý năng động, sáng tạo, luôn tận tâm với nghề. Chị đã có nhiều thành tích trong sự nghiệp "trồng người” được bạn bè - đồng nghiệp, bậc phụ huynh, học sinh tin tưởng và yêu mến.

Khi vợ là bác sỹ trại tạm giam, chồng là lính truy nã

(HBĐT) - Chúng tôi gặp vợ chồng thiếu tá Hoàng Anh Tuấn – Phó Đội trưởng Phòng cảnh sát truy nã tội phạm và đại úy, bác sỹ Phạm Thị Thu Thủy – cán bộ Bệnh xá Trại tạm giam Công an tỉnh trong căn nhà nhỏ ở phường Đồng Tiến, TP. Hòa Bình khi họ hiếm hoi được quây quần bên gia đình và những đứa con thơ. Khó khăn là vậy song hiếm khi 2 vợ chồng than vãn về nghề hay có ý định chuyển lĩnh vực công tác khác để an nhàn hơn. Dù bận rộn song mỗi khi trở về mái ấm của mình, căn nhà nhỏ lại rộn tiếng cười ấm áp.

“Bà đỡ” của người nghèo Thung Rếch

(HBĐT) - Đang kinh doanh ngô ở huyện Kim Bôi, bỗng nhiên anh Đỗ Quang Minh ở xã Tú Sơn rẽ sang làm thêm nông nghiệp. Không những làm giàu cho mình, anh còn giúp người nghèo ở Thung Rếch có cơ hội thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục