(HBĐT) - Bằng nhiều việc làm có ý nghĩa cho người dân, ông Bùi Văn Khanh, Bí thư chi bộ xóm Gò Cha I (xã Yên Nghiệp - Lạc Sơn) đã nhiều lần vinh dự được Tỉnh uỷ, Huyện ủy khen thưởng, trở thành điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...


Luôn đi đầu, gương mẫu thực hiện công tác lãnh đạo, gần gũi nhân dân, ông Bùi Văn Khanh, Bí thư Chi bộ xóm Gò Cha I cũng luôn đi đầu trong thực hiện các mô hình phát triển kinh tế như mô hình nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo.

 Ông chia sẻ: Trong gần 20 năm làm Bí thư chi bộ, đối với tôi, phần thưởng lớn nhất vẫn là còn được cấp ủy, chính quyền, CB,ĐV và nhân dân đặt niềm tin. Chỉ khi nào Đảng không còn cần, dân không còn tin thì tôi mới ngừng cống hiến.

Quả thực, hiếm có Bí thư chi bộ xóm nào như ông. Năm 2000 ngay sau khi được bầu làm bí thư chi bộ xóm Gò Cha, ông đã trở thành người đầu tiên của xã và của cả vùng Đại Đồng - Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn đứng ra vận động mỗi nhân khẩu trong xóm vận chuyển 1 m3 cát, sỏi, gạch và vật liệu xây dựng ra đồng xây mương dẫn nước tưới tiêu. Để nhân dân làm theo, đầu tiên là toàn bộ CB,ĐV trong xóm, tiếp đến ông vận động những người thân trong gia đình và người thân của các gia đình đảng viên. Với sự xông xáo, quyết liệt và gương mẫu từ đội ngũ CB,ĐV, nhân dân trong xóm Gò Cha I cùng bắt tay vào việc. Do vậy, tuyến kênh mương kiên cố đầu tiên dài gần 1.000 m của xã Yên Nghiệp khi ấy nhanh chóng được hoàn thành. Từ tuyến kênh mương này, xã Yên Nghiệp và các xã lân cận đã phát động phong trào "huy động sức dân làm kênh mương thuỷ lợi nội đồng” và trở thành phong trào có sức lan tỏa, phát triển sâu rộng trong toàn huyện.

Không dừng lại ở đó, trên cương vị bí thư chi bộ, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, ông cùng với các đồng chí trong chi bộ bàn bạc, tìm tòi, nghiên cứu những mô hình, hướng đi trong phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện ở xã. Từ những trăn trở đó, ông và chi bộ đã thống nhất thử nghiệm chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía tím. Ban đầu cũng chỉ là mô hình sản xuất của một vài hộ đảng viên. Sau 2 năm, thấy rõ hiệu quả kinh tế từ cây mía đem lại, 100% hộ trong xóm đã chuyển đổi đưa cây mía vào trồng. Nhiều hộ đã mạnh dạn thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, vào khoảng năm 2012, cả xóm gặp khó khăn trong việc vay vốn đầu tư. Lúc đó lại đang ở thời điểm cây mía cần được bón phân để sinh trưởng. Không vay được tiền mua phân bón, nhiều diện tích mía đứng trước nguy cơ mất trắng hoặc giảm năng suất. Trước tình hình đó, ông đã giấu gia đình, mang sổ đỏ đi "cắm” ngân hàng để lấy tiền mua 90 tấn phân bón ứng cho 60 hộ dân trong xóm.

Không chỉ tích cực tìm hướng đi mới cho người dân, ông cũng luôn là đảng viên tiên phong tham gia các phong trào xã hội ở xã. Mới đây, thực hiện chương trình xây dựng NTM, bản thân ông cùng gia đình đã tự nguyện hiến 350 m2 đất ở, chặt 6 cây lấy gỗ to, vận động nhân dân hiến 3.000 m2 đất cùng hàng trăm cây lấy gỗ để làm đường giao thông và các công trình hạ tầng xã hội.

Từ sự mạnh dạn trong lãnh đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của chi bộ xóm đã có hàng chục hộ dân ở Gò Cha I từng bước thoát nghèo. Nếu như trước đây, cả xóm có trên 50% hộ nghèo hiện nay chỉ còn 5/84 hộ nghèo theo tiêu chí mới. Thu nhập bình quân đầu người của xóm đạt 24 triệu đồng/năm. Cùng với nhiều hộ đảng viên trong xóm, gia đình ông Bùi Văn Khanh cũng là một trong những điển hình phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, ngoài nuôi thả 5.000 m2 ao cá, gia đình ông còn nuôi 2 trâu, bò vỗ béo, hàng trăm con ngan, gà Đông Tảo. Ngoài ra, gia đình ông tạo việc làm ổn định cho 2 tổ khai thác đá tại địa phương. Từ sự giúp đỡ của chi bộ, đến nay có nhiều gia đình từ chỗ là hộ nghèo đã vươn lên làm giàu bằng trồng trọt và chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại như gia đình bà Bùi Thị Nẳn, anh Bùi Văn Tú, Bùi Văn Lưu...

Từ thực tế công tác, bài học lớn nhất ông Bùi Văn Khanh rút ra và luôn được ông lưu ý trong các buổi sinh hoạt chi bộ là: muốn dân tin thì CB,ĐV phải làm mà đã làm thì phải được. Nghị quyết chi bộ đề ra như thế nào, CB,ĐV thực hiện đúng và tuyên truyền sâu rộng đến tận người dân. CB,ĐV phải nắm được dân, không xa dân. Cái gì có lợi cho dân phải hết sức làm. CB,ĐV mà không gương mẫu, không hơn người dân thì không thể nói để người ta nghe được... Chính từ những tư tưởng, tác phong việc làm vì dân, liên tục trong những năm qua, ông Bùi Văn Khanh được cấp ủy các cấp nhiều lần biểu dương khen thưởng, trở thành một trong những điển hình tiên tiến về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của huyện Lạc Sơn.

 

                                                          Mạnh Hùng

Các tin khác


Nữ Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra tận tụy, gắn bó với nghề

(HBĐT) - Khi nhắc đến chị Bùi Thị Xiềm (ảnh), ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, nhiều người có chung nhận xét chị là người có tâm huyết, trách nhiệm trước công việc, chân thành và tình cảm.

Hòa Bình GAP mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất


(HBĐT) - "1 sào lúa 360m2 trong một vụ khoảng 115 ngày, nông dân thu lãi trung bình 400.000 đồng. Cũng trên mảnh đất ấy, khi đưa công nghệ cao vào sản xuất, lợi nhuận có thể gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần”- Chính từ suy nghĩ ấy đã thôi thúc ông Phạm Tiến Sinh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP đầu tư mô hình trồng dưa trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao của Isarel.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân gương mẫu, làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Nhờ tần tảo làm ăn, luôn khao khát làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông Hà Văn Bi, xóm Đai, xã Quy Hậu (Tân Lạc) đã thành công với mô hình làm vườn kết hợp chăn nuôi gia súc, đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Vượt khó làm giàu trên vùng đất nghèo

(HBĐT) - Đã quá trưa, chúng tôi tìm đến nhà ông Trần Xuân Vu ở xóm Tiền Phong, xã Mai Hạ (Mai Châu). Khác với tưởng tượng của tôi là căn nhà khang trang, rộng rãi. Trước cửa nhà có vườn cây, ao cá giữa xóm nghèo.

Thương binh Bùi Xuân Đợi - một tấm gương sáng


(HBĐT) - Với phẩm chất của người lính "Bộ đội Cụ Hồ” không ngại gian khó, ông Bùi Xuân Đợi, xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) là thương binh hạng 4/4 đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu trên đất đồng quê hương. ông còn là tấm gương sáng trong việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bà con trong xóm nghiêm chỉnh chấp hành.

Người tiên phong trồng táo đại ở xã Bao La


(HBĐT) - Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ trồng táo đại, một vài hộ dân ở xã Bao La (Mai Châu) đã cải tạo diện tích đất vườn phát triển mô hình trồng loài cây ăn quả này. Tiêu biểu phải nhắc đến gia đình anh Trịnh Ngọc Thạch ở xóm Quyết Thắng. Ngay trong năm đầu tiên, gia đình anh đã thu về hơn 80 triệu đồng từ bán táo, hiệu quả kinh tế đem lại gấp 10 lần so với trồng lúa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục