(HBĐT) - Cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã được ngành giáo dục thực hiện nhiều năm qua. Từ cuộc vận động này, nhiều thầy, cô giáo vượt lên chính mình để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, trở thành tấm gương sáng cho đồng nghiệp và học sinh noi theo.
Cô
giáo Nguyễn Thị Tuyển bên các học trò tại cuộc thi vẽ tranh về chủ đề "Bác Hồ kính
yêu”.
Tấm
gương sáng về ý thức và tinh thần phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp "trồng
người” chúng tôi muốn nhắc đến cô giáo Nguyễn Thị Tuyển, Hiệu trưởng trường TH
& THCS Liên Sơn (Lương Sơn).
Tốt nghiệp khoa ngữ văn - trường Cao đẳng sư
phạm Hòa Bình năm 1996, cô Nguyễn Thị Tuyển nhận quyết định về công tác tại
trường THCS xã Nhuận Trạch (Lương Sơn). Năm 2003, cô được bổ nhiệm làm Phó Hiệu
trưởng, đến năm 2009 được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Năm 2015, cô chuyển về công
tác tại trường THCS Liên Sơn (nay là trường TH & THCS Liên Sơn).
Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp "trồng người”,
với 2/3 thời gian làm công tác quản lý. ở cương vị nào, cô giáo Nguyễn Thị
Tuyển cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Khi còn là giáo viên,
cô đoạt nhiều giải cao tại các hội thi do tỉnh và huyện tổ chức. Từ năm học
1998 – 1999 đến năm học 2002 – 2003, cô liên tục đoạt giải nhất, nhì tại các
hội thi giáo viên giỏi do huyện tổ chức. Khi làm công tác quản lý, cô tiếp tục
đạt những thành tích mà đồng nghiệp phải nể phục. Tại các hội thi như: bí thư
chi bộ giỏi, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ cấp huyện đến cấp
tỉnh cô đều đoạt giải cao. Cô cũng nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của Sở
GD&ĐT, Liên đoàn lao động tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Lương Sơn về những
thành tích xuất sắc trong công tác công tác Đảng, công tác chuyên môn, hoạt
động công đoàn và công tác khuyến học khuyến tài…
Không chỉ là người quản lý tốt, cô Nguyễn Thị
Tuyển còn tích cực tham gia nhiều sáng kiến, kinh nghiệm áp dụng cho giảng dạy.
Trong sinh hoạt chi bộ cũng như họp hội đồng sư phạm, cô đều phát huy tinh thần
dân chủ, triển khai công việc khoa học, động viên cán bộ, giáo viên gắn bó với
nhà trường, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục; cùng Ban Giám hiệu nhà
trường chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên; đổi mới, nâng cao chất
lượng sinh hoạt các tổ chuyên môn, giúp giáo viên có phương pháp dạy hay. Cô
xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Nhờ đó đến nay, 100% cán bộ, giáo viên
của nhà trường đều có trình độ đạt chuẩn, trong đó trên 80% giáo viên có trình
độ trên chuẩn.
Ngoài chỉ đạo công tác dạy và học, cô giáo
Nguyễn Thị Tuyển còn chỉ đạo các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác chăm lo đời
sống cho cán bộ, giáo viên trong toàn trường, nhất là đối với những giáo viên,
học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Vận động cán bộ, giáo viên và học sinh thực
hiện nhiều việc tốt bằng các hình thức để giúp đỡ cán bộ, giáo viên, học sinh
khó khăn. Chia sẻ về những động lực để quyết tâm đạt những thành tích cao trong
nghề nghiệp, cô Tuyển cho biết: Chính sự yêu nghề, yêu học trò đã mang đến cho
tôi những thành công ngày hôm nay…
Trần Trang (Đài
Lương Sơn)
(HBĐT) - Chỉ khi được tận mắt nhìn thấy vườn cam đang vào vụ quả sai trĩu cành, chúng tôi càng cảm phục hơn những nỗ lực và nghị lực phi thường của nữ chiến sỹ dân quân Bùi Thị Tâm ở xã Kim Sơn (Kim Bôi).
(HBĐT) - Tại vùng trồng bưởi Diễn có tiếng xã Ngọc Lương (Yên Thủy), ông Vũ Xuân Oanh ở xóm Đại Đồng được mệnh danh là "vua bưởi Diễn” với việc sở hữu trên 500 gốc bưởi, hơn một nửa trong số đó đã cho thu quả.
(HBĐT) - Nhận thấy môi trường khu vực hồ Trọng (xã Phong Phú, huyện Tân Lạc) trong xanh, giàu tiềm năng phát triển thủy sản, đầu năm 2016, CCB Bùi Văn Bình đầu tư làm 10 lồng cá theo phương pháp nuôi lồng lưới.
(HBĐT) - Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và biết ứng dụng KHKT vào sản xuất, những năm gần đây, đời sống kinh tế của nhiều hộ dân trên địa bàn xã Lạc Long, Lạc Thuỷ đã trở lên khá giả. Mô hình trồng cây cam Vinh của gia đình anh Nguyễn Xuân Tiên, thôn Đồng Bầu là một trong những mô hình tiêu biểu đó.
(HBĐT) - "Khi được tận mắt thấy những vườn cây trĩu quả; đàn gia súc, gia cầm đông đúc; hồ, đập đầy tôm, cá và những quả đồi bạt ngàn màu xanh của các đồng chí đi trước, thành công trong sản xuất đã thôi thúc tôi khát khao vươn lên thoát nghèo”. Đó là những lời bộc bạch giản dị mà nữ chiến sỹ dân quân Bùi Thị Hồng Nhung, xóm Nau, xã Thu Phong chia sẻ tại Đại hội thi đua Quyết thắng LLVT huyện Cao Phong vừa qua.
(HBĐT) - Tiếp xúc với thượng tá Lỗ Văn Tiến (ảnh) - Phó trưởng Phòng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh, tôi thấy anh khá kiệm lời, có lẽ đó là "chất” của lính truy nã. Nghề "tầm nã” luôn chứa đựng nhiều hiểm nguy, gian khổ, ấy vậy mà người lính ấy đã có trên 20 năm gắn bó với nghề mà không hề kêu ca, phàn nàn hay có ý định chuyển đơn vị khác để an nhàn hơn. Anh được đồng đội ví là "khắc tinh” của tội phạm truy nã nơi cửa ngõ Tây Bắc. Sinh ra và lớn lên ở xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, từ khi còn nhỏ, Lỗ Văn Tiến có niềm đam mê đặc biệt với nghề cảnh sát hình sự. Lớn lên, anh được tuyển dụng vào lực lượng công an, được cử đi huấn luyện chiến sỹ mới tại Tiểu đoàn cảnh sát cơ động (Bộ Công an). Sau đó, anh được phân công về Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh. Năm 2001, anh là Đội phó rồi Đội tưởng đội điều tra trọng án, đơn vị chủ công trong điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như: giết người, cướp tài sản.. Năm 2010, sau khi Phòng cảnh sát truy nã tội phạm thành lập, Lỗ Văn Tiến được bổ nhiệm Phó trưởng phòng, trực tiếp chỉ huy Đội bắt truy nã. Từ đây, "chất” hình sự dần bộc lộ, anh trở thành "khắc tinh” của tội phạm truy nã, biết bao đối tượng truy nã cộm cán, có số má đã quy hàng hoặc tự nguyện tới cơ quan công an đầu thú để hưởng khoan hồng.