(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề thuốc nam, ông Bùi Văn Phượng ở xã Yên Trị (Yên Thủy) tiếp tục chọn nghề của cha ông để lại. Từ những năm 1980, ông bắt đầu học nghề. Quá trình hành nghề, ông nhận thấy, cùng với tây y phát triển thì đông y vẫn chiếm vị trí quan trọng, không thể thiếu trong công tác chăm sóc sức khỏe.
Tuy tác động không nhanh và mạnh nhưng cùng với tay nghề của
người thầy thuốc giỏi về y lý lẫn y thuật, tùy vào dược tính trong từng loại
thảo dược, từng loại bệnh mà kết hợp các loại thảo dược và liều lượng khác nhau
để khi sử dụng an toàn, mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh. Do vậy, việc
sử dụng thuốc đông y chữa bệnh là phương pháp luôn được tin dùng. Tuy nhiên,
nguồn thảo dược ở nước ta cũng như ở Hòa Bình dần cạn kiệt, trong khi nguồn
thảo dược nhập khẩu với mức giá cao, lại không kiểm định được chất lượng rõ
ràng cũng như nguồn cung ứng, dẫn tới các vị thảo dược còn chứa nhiều lượng
thuốc không tốt cho sức khỏe.
Với mong muốn phát triển nghề gia truyền và bảo tồn những
giống cây thuốc quý ông đã chọn mô hình trồng, sản xuất, chế biến, chữa bệnh
bằng bài thuốc nam gia truyền. Nhiều loại dược liệu quý đã được ông chọn và bảo
tồn như: Cây Xạ vàng, xạ đen, xạ ngạn, chân chim, giảo cổ lam, sa nhân, khôi
nhung, dương quy, đinh lăng… trên diện tích hơn 1 ha của gia đình. Ngoài nguồn
thuốc trồng của gia đình, những bài thuốc của ông bắt nguồn từ thuốc nam gia
truyền, nguyên liệu thuốc từ tự nhiên, có nguồn gốc rõ ràng, được đảm bảo từ
khâu thu hái, bảo quản, sơ chế theo đúng tiêu chuẩn của dược điển Việt Nam. Cùng với
tay nghề, sự hiểu biết về y học hiện đại và y đức của người thầy thuốc, ông đã
kết hợp các vị thuốc thành bài thuốc trị bệnh, đưa ra phương pháp, hướng dẫn sử
dụng đúng cách để chữa được nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh nan y, bệnh cấp
tính…
Cơ sở khám, chữa bệnh của ông luôn nhận được sự tín nhiệm
của bệnh nhân, gia đình bệnh nhân trong huyện, trong tỉnh, ngoài tỉnh và các
nước bạn. Hàng năm, ông khám, chữa khoảng 10.500 người bệnh, bình quân 1 ngày
khoảng 35 lượt.
Ngoài ra, gia đình
ông còn hướng dẫn nhân dân trong xã trồng dược liệu, cách chăm sóc, thu hoạch
để thu mua, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho nhân dân. Hằng năm, gia đình
ông thu mua dược liệu của nhân dân khoảng 2, 5 tỷ đồng. Nhiều năm nay, với
trách nhiệm, lương tâm của người thầy thuốc, ông đã khám, chữa bệnh miễn phí
cho trên 200 bệnh nhân thuộc các đối tượng chất độc da cam, bà mẹ Việt Nam anh
hùng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước,
quân đội, công an. Thời gian chữa bệnh từ 6-7 tháng, chi phí cho 1 bệnh nhân
khoảng 4 triệu đồng, tổng giá trị 800 triệu đồng. Khám và cấp thuốc giảm một
nửa chi phí cho hơn 300 bệnh nhân thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình
thương binh, liệt sỹ. Ngoài ra, ông còn đóng góp tiền sửa chữa, tôn tạo đình
Thượng, xây dựng cổng làng, nhà văn hoá xóm… trị giá trên 1, 6 tỷ đồng.
Tận tâm chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân, ông Bùi Văn Phượng
đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Trung ương Hội Đông y Việt Nam, UBND tỉnh
tặng bằng khen. Hội Đông y Việt Nam
phong tặng danh hiệu Lương y tiêu biểu toàn quốc.
Việt Lâm
(HBĐT) - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cô giáo Xa Thị Thủy (ảnh), Hiệu trưởng trường tiểu học (TH) Mường Chiềng đã nỗ lực xây dựng nhiều mô hình, việc làm cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường. Qua đó góp phần tích cực đưa sự nghiệp giáo dục tiểu học tại xã vùng cao huyện Đà Bắc ngày một tiến bộ.
(HBĐT) - Không dưới 3 lần tôi được tiếp xúc với đồng chí Bùi Văn Xiện, Bí thư Đảng ủy xã Trung Bì (Kim Bôi). ấn tượng đầu tiên của tôi là một người đảng viên luôn tận tâm, tận tuỵ trong công việc, được cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương tín nhiệm. "Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chủ tịch chính là tấm gương sáng, là kim chỉ nam trong công việc cũng như đời sống hàng ngày của tôi”, đồng chí Bùi Văn Xiện chia sẻ.
(HBĐT) - Là cán bộ nghỉ hưu, tuy nhiên, với suy nghĩ mình là đảng viên, còn đủ sức khỏe và có kiến thức chuyên môn, cần tiếp tục áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, làm ra sản phẩm phục vụ xã hội, do vậy, bà Nguyễn Thị Tâm, hội viên NCT chi hội 18, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã thành lập Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
(HBĐT) - "Lúc vợ chồng tôi mới lấy nhau, điều kiện kinh tế gia đình hết sức khó khăn, khó nhất là thiếu vốn làm ăn. Thật may mắn là tôi đã được người thân giúp đỡ, số tiền tuy không nhiều nhưng thực sự quý giá và ý nghĩa. Nhờ những đồng tiền giúp đỡ đáng quý đó mà gia đình tôi đã gây dựng được cuộc sống ổn định. Vì vậy, hiện nay tôi luôn cố gắng làm ăn, tích cóp và sẻ chia để giúp đỡ chị em, nhân dân trong xóm”. Đó là chia sẻ chân tình của chị Bùi Thị Thanh, xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, (Yên Thủy) về những việc làm thiện nguyện, sẻ chia đã và đang được chị hàng ngày thực hiện.
(HBĐT) - Con đường dẫn về thôn Vai Đào, xã Cao Răm (Lương Sơn) ngút ngàn những vườn nhãn trải rộng. Trong khuôn viên, khoảng đất trống của các gia đình đều được bà con tận dụng trồng nhãn với hy vọng xóa đói - giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của cây nhãn trên vùng đất này, chúng tôi tìm đến ông Nguyễn Như Khiên, người được bà con trong thôn gọi với cái tên thân mật "người đem trái ngọt về với Vai Đào”.
(HBĐT) - Bằng đôi tay khéo léo, óc sáng tạo, đặc biệt là sự tâm huyết với nghề của chàng trai trẻ Bùi Văn Tự, xóm Chiềng 3, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi đã tạo ra những sản phẩm gỗ độc đáo, mang giá trị nghệ thuật tạo hình cao với các sản phẩm chủ yếu như tượng Phật, các con giáp, bàn ghế gốc cây, đồ gỗ lũa tự nhiên…