(HBĐT) - Con đường dẫn về thôn Vai Đào, xã Cao Răm (Lương Sơn) ngút ngàn những vườn nhãn trải rộng. Trong khuôn viên, khoảng đất trống của các gia đình đều được bà con tận dụng trồng nhãn với hy vọng xóa đói - giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của cây nhãn trên vùng đất này, chúng tôi tìm đến ông Nguyễn Như Khiên, người được bà con trong thôn gọi với cái tên thân mật "người đem trái ngọt về với Vai Đào”.


Ông Nguyễn Như Khiên (phải), thôn Vai Đào, xã Cao Răm (Lương Sơn) chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng nhãn.

 

Đưa chúng tôi dạo thăm vườn, ông Khiên chia sẻ: "Rời Hưng Yên lên với thôn Vai Đào, xã Cao Răm từ năm 1991. Thời điểm ban đầu, tôi phát triển mô hình trồng cây bạc hà, tuy nhiên vì nhiều l do khác nhau nên mô hình không đem lại hiệu quả. Nhận thấy đất đai vùng này màu mỡ, rất phù hợp với cây nhãn. Tôi đã về quê mua giống để trồng thử nghiệm và bước đầu đem lại tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, vào khoảng năm 2005, tôi được người thân ở quê giới thiệu về giống nhãn mới có năng suất, chất lượng cao hơn. Do đó, tôi đã áp dụng KH-KT vào sản xuất, ghép giống nhãn mới vào toàn bộ diện tích nhãn của gia đình. Những cây nhãn sau khi ghép thành công cho quả to, thơm, ngọt và cùi dầy hơn. Từ năm 2009 trở đi, mô hình trồng nhãn của tôi phát triển hiệu quả, hàng năm cho thu hoạch ổn định.

Hiện nay, diện tích nhãn nhà ông Khiên mở rộng lên 1,3 ha bao gồm 250 gốc nhãn. Nhờ kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm và áp dụng tiến bộ KH-KT vào chăm bón nên vườn cây của ông Khiên rất sai quả. Trung bình mỗi gốc nhãn cho thu từ 70 - 80 kg quả, trong đó, một số cây lâu năm có thể cho thu đến 5 tạ quả. Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm, gia đình ông Khiên xuất ra thị trường khoảng 20 tấn quả với mức giá ổn định từ 18.000 - 25.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đem lại cho gia đình ông mỗi năm từ 300 - 350 triệu đồng. Sản phẩm của gia đình ông Khiên được các thương lái trong huyện và các tỉnh lân cận ưa chuộng.

Từ thành công của gia đình ông Khiên với mô hình trồng nhãn, 10 năm lại đây, người dân thôn Vai Đào đã tận dụng diện tích đất đồi để trồng nhãn. Theo thống kê, toàn xã đã trồng trên 20 ha với khoảng 100 hộ dân tham gia trồng nhãn, trong đó diện tích chủ yếu tập trung tại thôn Vai Đào. Nhiều hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo diện tích đất vườn để phát triển trồng nhãn. Tiêu biểu như gia đình các ông: Phạm Văn Hắc (3 ha), Đinh Công Thìn (3,5 ha), Nguyễn Như Hoàn (2,5 ha)…

ông Khiên cho biết thêm, đây là giống cây ăn quả có giá thành ổn định, không bị sâu bệnh và được thị trường ưa chuộng. Cây nhãn có nhiều lợi thế khi phát triển tại vùng đất này. Trong đó, điểm đặc biệt là diện tích đất rộng, bằng phẳng và không bị trũng, dễ thoát nước. Hệ thống giao thông đã được đầu tư xây dựng, thuận lợi cho việc thu mua và vận chuyện hàng hóa.

Đồng chí Hoàng Văn Thường, Chủ tịch UBND xã Cao Răm cho biết: "Mô hình trồng nhãn của gia đình ông Khiên nói riêng và thôn Vai Đào nói chung đã đem lại hiệu quả tích cực về thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân. Để tạo điều kiện hỗ trợ người dân trồng nhãn, trong thời gian tới, chính quyền xã sẽ phối hợp với Trạm KN- KL huyện tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề. Tạo điều kiện cho các hộ được tiếp cận nguồn vốn để xây dựng và phát triển mô hình. Ngoài ra, xã mong muốn ban, ngành, đoàn thể quan tâm, hỗ trợ người dân xây dựng và phát triển thương hiệu nhãn của vùng đất Cao Răm. Qua đó nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

 

Đức Anh

Các tin khác


Nữ đảng viên tiêu biểu học tập phong cách Bác Hồ

(HBĐT) - Đến thăm Trại tạm giam Công an tỉnh, được trao đổi với phạm nhân nữ tại trại, chúng tôi mới biết cán bộ quản giáo nơi đây được yêu mến và kính trọng như thế nào. Trong đó được nhắc đến nhiều hơn cả là thiếu úy Bàn Thị Huệ, nữ quản giáo trẻ nhưng tràn đầy nhiệt huyết, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, được đồng đội và cấp trên ghi nhận.

Đinh Công Tuấn - đội trưởng phong trào gắn bó với nhân dân

(HBĐT) - Là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua của Công an tỉnh, thiếu tá Đinh Công Tuấn – Đội trưởng Đội xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT Công an huyện Tân Lạc nổi bật ở khả năng vận động quần chúng. Gắn bó với nhân dân, anh hiểu hơn về cuộc sống, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó, đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác đảm bảo ANTT, ổn định tình hình địa bàn.

20 năm tâm huyết chăm lo sức khỏe người cao tuổi

(HBĐT) - Nhiệt huyết, không ngừng sáng tạo là những gì mà tôi thấy được ở bà Lê Vân – chủ nhiệm CLB dưỡng sinh hưu trí tỉnh Hòa Bình. Tuy đã bước sang tuổi 70 nhưng tâm huyết với sự nghiệp chăm lo sức khỏe của người cao tuổi trong bà chưa một giây phút nào nguội lạnh.

Người đàn ông nặng tình với hát đối

(HBĐT) - Phía cuối con đường làng quanh co là nhà ông Bùi Văn Ểu, xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Biết đến hát đối từ khi mới 13 tuổi, năm nay ông đã 67 tuổi và luôn cố gắng giữ gìn những giá trị văn hóa lâu đời của hát đối.

Người trưởng khu mẫu mực

(HBĐT) - Hơn 17 năm gắn bó với công việc trưởng khu 7, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), ông Đỗ Văn Quý luôn nhiệt tình, năng nổ với các hoạt động ở KDC; sống hết mình vì bà con lối xóm. ông 2 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”.

Nữ bác sĩ gắn bó với vùng cao

(HBĐT) - Với tâm niệm thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu”, "Thầy thuốc như mẹ hiền”, hơn 10 năm qua, bác sỹ Bùi Thị Chửng, cán bộ Trạm y tế xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc luôn bám bản, bám làng để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục