(HBĐT) - Bằng đôi tay khéo léo, óc sáng tạo, đặc biệt là sự tâm huyết với nghề của chàng trai trẻ Bùi Văn Tự, xóm Chiềng 3, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi đã tạo ra những sản phẩm gỗ độc đáo, mang giá trị nghệ thuật tạo hình cao với các sản phẩm chủ yếu như tượng Phật, các con giáp, bàn ghế gốc cây, đồ gỗ lũa tự nhiên…
Những sản phẩm điêu
khắc của anh Bùi Văn Tự, chế tác tinh tế và đẹp mắt, được khách hàng ưa chuộng.
Tốt nghiệp THPT năm 2002, Tự không thi đại học mà chọn
cho mình con đường riêng là học nghề. Anh đã đăng ký vào học trường Trung cấp
nghề Hà Nam (nay là Cao đẳng
nghề Hà Nam)
và học chuyên ngành trạm khắc. Với tinh thần ham học hỏi, khiếu quan sát và óc
sáng tạo, sau 2 năm anh đã ra nghề. Ban đầu kinh nghiệm chưa có, anh Bùi Văn Tự
đã đi đến nhiều tỉnh như: Bình Dương, Gia Lai…xin làm nghề tại các xưởng điêu khắc. Tại đây, anh học được nhiều điều,
tiếp xúc với nhiều thợ giỏi, giúp anh nâng cao tay nghề.
Sau nhiều năm vừa học, vừa làm, anh đã có chút vốn và
muốn về quê lập thân, lập nghiệp. Năm 2010, anh quyết định thuê đất mở xưởng và
đặt cái "Xưởng điêu khắc gỗ tự tâm”. Anh vay mượn vốn đầu tư máy móc, tự tìm
nguồn nguyên liệu, chế tác sản phẩm. Thời gian đầu do sản phẩm làm ra thiếu sự
đột phá, mẫu mã ít nên xưởng sản xuất vắng khách. Không nản chí, anh đã nghiên
cứu đưa ra ý tưởng mới, độc đáo và lạ mắt, đa dạng hóa sản phẩm. Với những nỗ
lực ấy, khách hàng tìm đến cơ sở của anh Tự đặt hàng ngày càng nhiều.
Trung bình mỗi tháng, xưởng điêu khắc gỗ của anh có
khoảng 20 - 30 đơn hàng. Những dịp gần Tết, số lượng khách đặt tăng lên 50 - 60
đơn hàng. Các sản phẩm chế tác cũng đa dạng, tùy theo yêu cầu của khách. Có
những sản phẩm giá vài triệu đến vài trăm triệu đồng như: Sập gốc cây giá 150
triệu đồng; tượng Phật Di lạc, Quan thế âm Bồ tát giá 40 - 50 triệu đồng… Một
năm xưởng của anh xuất ra thị trường hơn 200 đơn hàng lớn, nhỏ cho khách hàng
trong, ngoài tỉnh, mỗi tháng thu về 30 - 35 triệu đồng.
Anh Bùi Văn Tự chia sẻ: Không như những nghề khác, nghề điêu khắc gỗ
rất vất vả, đòi hỏi phải kiên trì, óc sáng tạo và sự nhạy bén ở người thợ mới
có thể chạm đến sự thăng hoa trong từng tác phẩm, đưa khối gỗ vô tri trở nên
sống động và có hồn. Đến nay, tôi đã đào tạo, giúp đỡ nhiều thanh niên trong xã
và khu vực lân cận học nghề điêu khắc gỗ. Tạo việc làm ổn định cho 5 - 7 thợ
lành nghề đang làm tại xưởng với mức lương từ 4,5 - 8 triệu đồng /tháng. Thời
gian tới, mong muốn của tôi là mở rộng xưởng sản xuất để phát triển nghề hơn
nữa.
Để xưởng điêu khắc gỗ "Tự tâm” ngày càng phát triển và
có chỗ đứng trên thương trường, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động,
những năm gần đây, anh Bùi Văn Tự luôn tìm tòi, học hỏi các mẫu mới trên phương
tiện thông tin đại chúng để đưa vào sản xuất phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng. Bởi vậy các sản phẩm điêu khắc gỗ "Tự tâm” được khách hàng khó tính lựa
chọn và tin dùng.
Với nghị lực, dám nghĩ, dám làm của chàng trai trẻ Bùi
Văn Tự cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương. Tin tưởng rằng trong những
năm tiếp theo, xưởng điêu khắc gỗ do anh làm chủ sẽ không ngừng phát triển, tạo
việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Đình Thủy (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)
(HBĐT) - Là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua của Công an tỉnh, thiếu tá Đinh Công Tuấn – Đội trưởng Đội xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT Công an huyện Tân Lạc nổi bật ở khả năng vận động quần chúng. Gắn bó với nhân dân, anh hiểu hơn về cuộc sống, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó, đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác đảm bảo ANTT, ổn định tình hình địa bàn.
(HBĐT) - Nhiệt huyết, không ngừng sáng tạo là những gì mà tôi thấy được ở bà Lê Vân – chủ nhiệm CLB dưỡng sinh hưu trí tỉnh Hòa Bình. Tuy đã bước sang tuổi 70 nhưng tâm huyết với sự nghiệp chăm lo sức khỏe của người cao tuổi trong bà chưa một giây phút nào nguội lạnh.
(HBĐT) - Phía cuối con đường làng quanh co là nhà ông Bùi Văn Ểu, xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Biết đến hát đối từ khi mới 13 tuổi, năm nay ông đã 67 tuổi và luôn cố gắng giữ gìn những giá trị văn hóa lâu đời của hát đối.
(HBĐT) - Hơn 17 năm gắn bó với công việc trưởng khu 7, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), ông Đỗ Văn Quý luôn nhiệt tình, năng nổ với các hoạt động ở KDC; sống hết mình vì bà con lối xóm. ông 2 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”.
(HBĐT) - Với tâm niệm thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu”, "Thầy thuốc như mẹ hiền”, hơn 10 năm qua, bác sỹ Bùi Thị Chửng, cán bộ Trạm y tế xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc luôn bám bản, bám làng để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
(HBĐT) - 70 tuổi đời, 40 tuổi Đảng và hơn 40 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nhà giáo Phạm Hùng, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Cao Phong (ảnh) là người nặng lòng với công tác khuyến học. Với ông, việc vận động thành công để thêm một người dân trên địa bàn được tiếp cận với sự học là niềm vui khôn xiết.