Hơn 10 năm gắn bó với nghề "đánh án ma túy”, những chuyến công tác đột xuất, làm việc bất kể ngày đêm, lắm lúc "ăn bờ, ngủ bụi” đã trở thành "chuyện như cơm bữa" với Đại úy Lê Thăng Bằng (SN 1983), Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Đống Đa. Không chỉ đấu tranh, triệt phá nhiều trọng án về ma túy, anh còn đánh thức lương tri cho nhiều tội phạm cộm cán trẻ tuổi trên địa bàn.


 Đại úy Lê Thăng Bằng và vợ tại lễ tuyên dương gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2017.

Hơn 10 năm gắn bó với nghề

Đại úy Lê Thăng Bằng tâm sự, điều tra tội phạm về ma túy là một nghề vô cùng vất vả, luôn phải đối mặt với hiểm nguy nhưng cũng mang lại nhiều cảm xúc. Từ một chiến sĩ mới vào nghề, giờ là một chỉ huy có tiếng trong đánh án ma túy, anh Bằng đã cùng với đồng đội cảm hóa, giáo dục nhiều đối tượng phạm tội trẻ tuổi tìm lại lương tri. Đại úy Lê Thăng Bằng chia sẻ, thời gian đầu mới nhận nhiệm vụ, để bù đắp sự bỡ ngỡ chỉ có cách ham học hỏi những người đi trước với một tinh thần, thái độ kỷ luật nghiêm túc. Trong nghề này, sự tận tụy, hết mình trong công việc sẽ được đền đáp bằng sự trưởng thành nhanh chóng.
"Đống Đa là một trong những địa bàn "nóng” của Hà Nội về tội phạm ma túy. Trên địa bàn quận hiện vẫn tồn tại 2 điểm phức tạp về ma túy và gần 800 người nghiện. Do đó, ngoài áp dụng đấu tranh nghiệp vụ, đơn vị chỉ đạo các lực lượng chức năng cương quyết đấu tranh đối với các tệ nạn cũng như các nhóm, băng ổ nhóm vận chuyển ma túy. Cùng với đó là tuyên truyền, vận động những người nghiện ma túy đi cai nghiện tự nguyện” - Đại úy Bằng nói. Chính những nhiệm vụ thực tế đã khiến cái tên Lê Thăng Bằng từ vai trò hỗ trợ trở thành người giữ vai trò trực tiếp chỉ huy bắt giữ đối tượng.
Đặt việc chung lên hàng đầu
Hơn 10 năm gắn bó với nghề, Đại úy Lê Thăng Bằng cũng chẳng nhớ nổi mình đã đánh bao nhiêu án ma túy thành công nữa. Nhưng điều làm anh trăn trở nhất đó là xu hướng trẻ hóa tội phạm về ma túy ngày càng gia tăng. Từ những chuyên án chỉ thực hiện trong vài ngày cho đến những chuyên án Đội của anh phải mất cả năm để theo dõi, lên kế hoạch nắm bắt đối tượng; những đêm đông, mưa lạnh của Hà Nội cũng không làm nhụt ý chí người chiến sĩ cảnh sát điều tra tội phạm ma túy. Nhiều chuyên án khó được thực hiện thành công, đảm bảo sự bình yên của người dân trên địa bàn.
Đại úy Bằng kể, tháng 12/2016, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an quận Đống Đa) phối hợp cùng Công an phường Ngã Tư Sở đã bắt giữ 4 đối tượng chuyển trái phép 10 bánh heroin. Vì đây là vụ án nghiêm trọng do số lượng ma túy thu được lớn nên Đại úy Bằng và Công an quận Đống Đa đã tập trung làm tốt công tác giác ngộ, giúp đối tượng nhận thức được hành vi của mình; từ đó thành khẩn khai báo và hợp tác với cơ quan công an trong quá trình điều tra, không chống đối. Đặc biệt, sự tận tâm của các chiến sĩ công an đã giúp 4 đối tượng tin tưởng có cơ hội làm lại cuộc đời.
Năm 2017, anh cùng đồng đội đã điều tra, khám phá 32 vụ án mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, bắt giữ 50 đối tượng và thu giữ khối lượng ma túy lớn với nhiều tang vật; xác lập 25 chuyên án, triệt phá 7 ổ nhóm, bắt giữ 4 đối tượng truy nã, trong đó có 1 đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm. Với anh, đó là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời là nguồn động viên lớn lao giúp anh tiếp tục vững tâm với nghề "đánh án ma túy”.
Là chiến sĩ trong đội phòng chống ma túy, công việc vất vả và thường xuyên đối mặt với nguy hiểm, thậm chí cái chết cận kề, có lúc Đại úy Lê Thằng Bằng cùng đồng đội cũng chịu nhiều thiệt thòi vì ít được gần gũi với gia đình. Dù vậy, những chiến sĩ ấy vẫn luôn đặt việc chung lên hàng đầu, tất cả vì một TP vì hòa bình.

 

                                TheoKinhtedothi

Các tin khác


Nữ cán bộ công tác xã hội tâm huyết với nghề

(HBĐT) - Luôn nhiệt tình, tâm huyết trong công việc là cảm nhận của đồng nghiệp, các em học sinh và cả những người cao tuổi khi tiếp xúc với chị Bạch Thị Thao, Phó phòng Tư vấn và chăm sóc đối tượng của Trung tâm công tác xã hội (CTXH) tỉnh. Trong nhiều năm qua, chị không chỉ là cán bộ gương mẫu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao mà còn tích cực tham gia nhiều hoạt động của Trung tâm, các cấp, ngành, địa phương phát động.

Nữ Hiệu trưởng thấm nhuận lời dạy của Bác Hồ

(HBĐT) - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cô giáo Xa Thị Thủy (ảnh), Hiệu trưởng trường tiểu học (TH) Mường Chiềng đã nỗ lực xây dựng nhiều mô hình, việc làm cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường. Qua đó góp phần tích cực đưa sự nghiệp giáo dục tiểu học tại xã vùng cao huyện Đà Bắc ngày một tiến bộ.

Bùi Văn Xiện - người đảng viên tận tâm, tận tụy

(HBĐT) - Không dưới 3 lần tôi được tiếp xúc với đồng chí Bùi Văn Xiện, Bí thư Đảng ủy xã Trung Bì (Kim Bôi). ấn tượng đầu tiên của tôi là một người đảng viên luôn tận tâm, tận tuỵ trong công việc, được cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương tín nhiệm. "Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chủ tịch chính là tấm gương sáng, là kim chỉ nam trong công việc cũng như đời sống hàng ngày của tôi”, đồng chí Bùi Văn Xiện chia sẻ.

Hội viên tiêu biểu sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Là cán bộ nghỉ hưu, tuy nhiên, với suy nghĩ mình là đảng viên, còn đủ sức khỏe và có kiến thức chuyên môn, cần tiếp tục áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, làm ra sản phẩm phục vụ xã hội, do vậy, bà Nguyễn Thị Tâm, hội viên NCT chi hội 18, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã thành lập Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Khát vọng sẻ chia

(HBĐT) - "Lúc vợ chồng tôi mới lấy nhau, điều kiện kinh tế gia đình hết sức khó khăn, khó nhất là thiếu vốn làm ăn. Thật may mắn là tôi đã được người thân giúp đỡ, số tiền tuy không nhiều nhưng thực sự quý giá và ý nghĩa. Nhờ những đồng tiền giúp đỡ đáng quý đó mà gia đình tôi đã gây dựng được cuộc sống ổn định. Vì vậy, hiện nay tôi luôn cố gắng làm ăn, tích cóp và sẻ chia để giúp đỡ chị em, nhân dân trong xóm”. Đó là chia sẻ chân tình của chị Bùi Thị Thanh, xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu, (Yên Thủy) về những việc làm thiện nguyện, sẻ chia đã và đang được chị hàng ngày thực hiện.

Người đem quả ngọt về thôn Vai Đào

(HBĐT) - Con đường dẫn về thôn Vai Đào, xã Cao Răm (Lương Sơn) ngút ngàn những vườn nhãn trải rộng. Trong khuôn viên, khoảng đất trống của các gia đình đều được bà con tận dụng trồng nhãn với hy vọng xóa đói - giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của cây nhãn trên vùng đất này, chúng tôi tìm đến ông Nguyễn Như Khiên, người được bà con trong thôn gọi với cái tên thân mật "người đem trái ngọt về với Vai Đào”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục