(HBĐT) - Lần đầu tìm đến nhà bác Lê Huy Tập, 73 tuổi, tổ 14, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) thì bác đang tập thể thao dưỡng sinh, bóng mềm cùng các cụ trong khu. Lần sau tìm đến, được biết bác đang tập cờ tướng với các kỳ thủ bên phố. Gặp được rồi, trò chuyện mới thấy niềm đam mê môn thể thao trí tuệ này trong bác thật lớn. Quan trọng nữa là sự say mê đó lan truyền tới những người xung quanh.


                                          Bác Lê Huy Tập nghiên cứu về một thế cờ.

 

Bác kể, thời tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ, cờ tướng đã "hớp hồn” bác bởi sự hấp dẫn với các cuộc đấu trí của các kỳ thủ bên bàn cờ. Để ý "người lớn” thi đấu, bác học được ít nhiều. Tình yêu đó theo bác suốt những năm tháng phục vụ trong quân đội. Nhưng vì những điều kiện khác nhau, dù say mê nhưng việc bác tập cờ, đánh cờ không được thường xuyên và niềm đam mê âm ỉ đó chỉ được bộc lộ rõ nhất kể từ khi bác nghỉ hưu (năm 1989).

Bác dành thời gian tìm hiểu các nước cờ, thế cờ trên tivi, trên Internet và qua những cuốn sách. Đặc biệt, bác dành thời gian để "lăn lộn các sân” cờ ở TP Hòa Bình, Cao Phong và nhiều tỉnh, thành phố xung quanh; kết bạn với những người cùng đam mê để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm. Nhất là khi bác được tín nhiệm bầu là chủ nhiệm CLB cờ tướng (CLB hưu trí tỉnh), bác Tập càng có nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ cờ cho bản thân, đồng thời có những giải pháp nhằm thúc đẩy phong trào cờ tướng trên địa bàn tỉnh. Những người ham mê cờ tướng gặp bác đều có chung nhận xét: Bác Tập là người luôn học hỏi không ngừng, không chỉ ở những người đã thành danh mà cả các bạn trẻ mới bước vào "nghiệp cờ”. Bởi theo bác, môn thể thao này luôn phải tìm hiểu, khám phá và mỗi người đều có thế mạnh riêng. Cho nên việc chắt lọc kinh nghiệm qua các cuộc đấu là điều mà bác thường xuyên đặt ra. Tại sao mình thắng và tại sao mình thua, đó là điều luôn trăn trở trong lòng mỗi khi rời bàn cờ. Giờ thì "giới cờ tướng” ở TP Hòa Bình và tỉnh đều biết bác Tập với một số thành tích đáng nể: là VĐV có thành tích tốt và là "nhà cầm quân” mát tay mỗi khi đoàn đi thi đấu Cúp cờ tướng trung cao tuổi toàn quốc. Năm 2015, tại Giải cờ tướng trung cao tuổi toàn quốc - Cúp Báo Người cao tuổi tại Hà Nội, bác và các đồng đội đã đoạt huy chương đồng đồng đội lứa tuổi 61-60(Nguyễn Hồng Hải, Lê Huy Tập, Phạm Quang Nguyên).

Bác kể: Lần đầu đi đấu toàn quốc, "ngợp” bởi những thể thức (dùng đồng hồ tính thời gian mỗi nước đi) và các kỳ thủ mạnh từ các miền nhưng với sự thoải mái, tự tin, quyết tâm cao, mỗi thành viên đều có được những trận thắng quan trọng, góp phần vào thành tích chung. Chính thành tích này là động lực để hội viên CLB cờ tướng Hòa Bình là bác Nguyễn Hồng Hải có thêm 1 huy chương bạc tại giải này trong năm 2016. Cả 4 lần "hạ sơn” dự cúp toàn quốc, dù có năm không đoạt giải đồng đội và cá nhân, nhưng đoàn VĐV cờ tướng Hòa Bình vẫn lọt vào tốp các đoàn có thứ hạng cao.

Say mê và có trách nhiệm với phong trào cờ tướng, với vai trò là Chủ nhiệm CLB, nhiều năm liền, bác Tập và Ban chủ nhiệm đã huy động được sức mạnh của công tác xã hội hóa tổ chức được nhiều sân chơi cho hội viên và tham gia nhiều giải đấu cờ tướng mở rộng ở Cao Phong (Hòa Bình), Sơn Tây (Hà Nội), Bắc Ninh…

Bác Tập cho rằng: Chính tâm huyết của các "Mạnh thường quân” và anh em hội viên mà năm 2018 tổ chức được 3 giải cờ tướng mở rộng(mừng Đảng-mừng xuân, chào mừng kỷ niệm Giải phóng Miền Nam và Quốc khánh 2/9, Ngày người cao tuổi Việt Nam…). Chính các hội viên tích cực của CLB đã làm nên "thương hiệu” cờ tướng trung cao tuổi Hòa Bình(cả bằng vật chất, lẫn thành tích thi đấu…) như các bác: Phùng Việt Hùng, Lê Văn Thanh, Nguyễn Văn Thúy, Nguyễn Đức Phượng, Hà Tuấn Sơn, Nguyễn Hồng Hải, Phạm Quang Nguyên, Bùi Văn Quynh, Đinh Văn Quý…Mỗi hội viên đã góp phần đáng kể để phong trào cờ tướng trong tỉnh thêm phần khởi sắc…

Thời điểm này, bác Tập và các thành viên CLB cờ tướng tỉnh lại hồ hởi, tích cực chuẩn bị cho Giải cờ tướng "Mừng Đảng - mừng xuân năm 2019”. Đồng thời lên kế hoạch sẵn sàng lên đường dự Giải cờ tướng trung cao tuổi toàn quốc, cúp Báo Người cao tuổi năm 2019. Hy vọng các sở, ngành hữu quan, các "Mạnh thường quân" sẽ đồng hành cùng đội tuyển đến Cần Thơ mùa giải năm nay.

 

Bùi Huy

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục