(HBĐT) - Với bản lĩnh kiên cường, nhiều thương, bệnh binh vững vàng vươn lên trong cuộc sống, trở thành điển hình doanh nhân, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi ở thời bình. Đáng quý hơn cả, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn đem tâm huyết, trí tuệ cống hiến cho cộng đồng, giữ cho mình vẹn nguyên "chất lính".


Sau khi xây dựng thành công liên kết chè các xã vùng sâu, xa, doanh nhân - bệnh binh Đỗ Minh Hòa, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) xây dựng mô hình chăn nuôi lợn bản địa lai lợn rừng chất lượng cao. Ảnh: Ông Đỗ Minh Hòa giám sát việc chế biến thức ăn cho trại lợn bản địa lai lợn rừng. 

Vượt khó, thắng "giặc" nghèo

 Khởi nghiệp từ năm 2004 với số tiền trợ cấp thương tật chắt chiu được và đồng vốn ngân hàng, thương binh Trần Xuân Vu, xóm Tiền Phong, xã Mai Hạ (Mai Châu) sắm 1 xe công nông để chuyên chở vật liệu xây dựng. Đến năm 2010, ông đổi từ xe công nông sang xe ô tô cũ. Năm 2012, sau khi tích lũy được nguồn vốn kha khá, ông bán xe ô tô cũ, sắm 2 xe ô tô mới. Với sự nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, ông mở rộng quy mô SX-KD dịch vụ vận chuyển, mua thêm máy xúc để phục vụ nhu cầu của Nhân dân trong và ngoài địa bàn. Bên cạnh đó, ông còn là điển hình tiêu biểu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở địa phương. Mỗi năm, mô hình mang về cho gia đình ông 600-700 triệu đồng lợi nhuận, giúp 5 lao động ở địa phương có việc làm, thu nhập từ 6-10 triệu đồng/người/tháng. Với phương tiện kinh doanh hiện có, ông tích cực ủng hộ đóng góp để sửa sang, xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương.

Năm 2011, có cơ hội đi thăm quan mô hình cây ăn quả có múi ở huyện Cao Phong trở về, thương binh Bùi Xuân Đợi ở xóm Muôn, xã Kim Lập (Kim Bôi) mạnh dạn tìm nguồn vốn đầu tư, học hỏi kỹ thuật và chuyển đổi diện tích đất sẵn có sang trồng cam, quýt đặc sản. Đến nay, gia đình ông có cơ ngơi hơn 2 ha cam, quýt đang trong thời kỳ khai thác kinh doanh, 5 ha keo nguyên liệu. Cộng với một phần thu nhập đáng kể từ chăn nuôi trâu, lợn, gà, lợi nhuận của gia đình ông đạt trên 600 triệu đồng/năm, góp phần tạo việc làm, thu nhập thường xuyên cho 10 lao động. 

Doanh nhân vì sự phát triển cộng đồng

Trong số 6 thương, bệnh binh là hội viên Hội Doanh nhân CCB TP Hòa Bình, bệnh binh Đỗ Minh Hòa, phường Tân Thịnh chọn cho mình một hướng đi khác biệt là lựa chọn đầu tư ở những vùng đất không thuận lợi.

Bệnh binh Đỗ Minh Hòa là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền từ hồi đầu thành lập đến nay. Với đường hướng vạch ra là tạo việc làm, cải thiện nguồn thu nhập cho người nghèo, doanh nghiệp đã góp sức khôi phục vùng trồng quýt ngọt, hình thành thương hiệu su su vùng cao huyện Tân Lạc, triển khai liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm tại các xã khó khăn thuộc 2 huyện Đà Bắc, Mai Châu. Cùng với người bạn đời là bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc công ty, ông trực tiếp hướng dẫn, đào tạo, tập huấn kỹ thuật để bà con nông dân biết trồng, thu hái, bảo quản đúng cách. Bằng nỗ lực từng bước, nếp nghĩ, cách làm của người dân vùng cao có nhiều chuyển biến. Quy mô sản xuất, kinh doanh ngày càng mở rộng, doanh nghiệp đã xây dựng thành công các thương hiệu chè Hòa Bình chất lượng VietGAP. Trong đó, chè Shan tuyết Pà Cò được chứng nhận sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh. Nhiều lần, sản phẩm chè của công ty được chọn trao giải thưởng Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.            
  
Bệnh binh Đỗ Minh Hòa bộc bạch: "Nếu vì lợi nhuận sẽ chẳng có doanh nghiệp nào cam đảm "nhảy" vào địa bàn vùng sâu, xa, bởi nếu có thì lợi nhuận cũng rất thấp". Sau hơn 10 năm gắn bó với doanh nghiệp, các xã vùng đặc biệt khó khăn có sự đổi thay rõ rệt. Riêng liên kết trồng và tiêu thụ chè đã tạo việc làm, thu nhập cho hàng nghìn hộ nghèo các xã: Trung Thành, Yên Hòa (Đà Bắc), Pà Cò (Mai Châu), với diện tích chè liên kết trên 320 ha. Doanh nghiệp vinh dự được trao giải thưởng "Vì sự phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam" năm 2010.

Theo đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, thống kê toàn tỉnh có 1.782 thương binh, 748 bệnh binh. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, trên 98% thương, bệnh binh hiện có mức sống trung bình trở lên so với người dân cùng địa bàn cư trú. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có hàng trăm thương, bệnh binh đang làm chủ các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương. Họ đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần "thương binh tàn nhưng không phế", ngời sáng phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, trở thành tấm gương nghị lực chiến thắng đói nghèo, vì sự phát triển cộng đồng.


Bùi Minh

Các tin khác


Trần An Định - điển hình học tập và làm theo Bác 

(HBĐT) - Trong số 285 đảng viên sinh hoạt tại Đảng bộ Sở NN&PTNT và đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động làm việc trong ngành NN&PTNT, đồng chí Trần An Định, ủy viên BCH Đảng bộ Sở, Bí thư chi bộ Kế hoạch - tài chính (KH-TC) được lựa chọn là cá nhân điển hình, đã có nhiều thành tích nổi bật trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với công tác phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM.

Đinh Công Cảnh đam mê sáng tạo đồ chơi công nghệ

(HBĐT) - Giao tiếp tự tin, hoà đồng, trong mỗi câu nói đều toát lên niềm đam mê mãnh liệt với đồ chơi công nghệ, anh Đinh Công Cảnh, thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ) tạo được ấn tượng tốt đẹp với mọi người xung quanh. Đồng chí Lâm Văn Cảnh, Bí thư Đoàn Thanh niên thị trấn Chi Nê cho biết: "Mô hình sáng tạo trẻ "Phát triển đồ chơi công nghệ” của đồng chí Đinh Công Cảnh là một trong những mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của đoàn viên, thanh niên thị trấn Chi Nê”.

Chắp cánh cho hạt dổi vươn xa

(HBĐT) - Bao đời nay, hạt dổi là đặc sản tự hào của vùng đất Lạc Sơn. Nơi đây gần như nhà nào cũng có cây dổi, hạt dổi được coi là một gia vị ăn quanh năm. Để đưa hạt dổi đến người tiêu dùng tiện lợi, an toàn, chị Bùi Thị Lợi ở xóm Be Trên, xã Chí Đạo đã thử nghiệm, chế biến thành sản phẩm gia vị muối dổi Mường Be.

Nhân rộng những mô hình tốt, gương điển hình trong học tập và làm theo Bác

(HBĐT) - Trường mầm non Xuân Phong, xã Hợp Phong (Cao Phong) mới được xây dựng khang trang, sạch đẹp ngay cạnh con đường liên xã. 

Đại úy Bùi Văn Trọng – điển hình trong thực hiện Cuộc vận động 50

(HBĐT) - Thân thiện, hòa đồng, trách nhiệm trong công việc là những ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc, trò chuyện với Đại úy Bùi Văn Trọng, nhân viên Ban Xe - máy, Phòng Kỹ thuật (Bộ CHQS tỉnh). Anh là tấm gương điển hình với nhiều đóng góp thiết thực trong thực hiện Cuộc vận động "Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông" (CVĐ 50).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục