(HBĐT) - Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người Mông ở xã Pà Cò (Mai Châu) gồm nhiều nghi lễ khác nhau, trong đó, có nhiều hủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, bằng cái lý đầy tình người của già Sùng A Sa, những phong tục, tập quán lạc hậu đã từng bước được đẩy lùi.



Già Sùng A Sa (thứ 2 từ trái sang) trao đổi kinh nghiệm trong vận động đồng bào Mông ở xã Pà Cò (Mai Châu) thực hiện nếp sống văn minh.

Trò chuyện với chúng tôi, già Sùng A Sa, xóm Chà Đáy (xã Pà Cò) kể: Theo phong tục của người Mông, nghi lễ tang ma có nhiều thủ tục lắm. Trước đây, mỗi khi có người chết, con cháu trong họ cùng bà con dân bản đến nhà tang chủ để giúp đỡ, lo chuyện tang ma. Sau khi tắm rửa xong, thi thể người chết được đặt trên ván gỗ giữa nhà, rồi người con trai trưởng đi mời thầy cúng về làm lễ đưa đường chỉ lối cho linh hồn người chết về với tổ tiên. Đây là nghi lễ không thể thiếu được trong bất cứ đám tang nào của người Mông. Điều đáng nói, khi một người trong gia đình mất đi, người thân vẫn coi họ như lúc còn sống, giữ nếp sinh hoạt thường ngày. Người trong nhà, người đến thăm viếng vẫn bón cơm cho người chết. Trong quá trình làm tang ma, người Mông không cho vào quan tài như các dân tộc khác mà buộc thi thể người chết lên giá đỡ dựng bên cạnh bàn thờ. Mỗi đám ma thường kéo dài 5 - 7 ngày, tổ chức ăn uống linh đình, tốn kém...

Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ngành, đoàn thể huyện Mai Châu nhiều lần tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Mông xóa bỏ tập tục lạc hậu này. Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành các văn bản, chỉ thị để các cấp, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng vào cuộc. Tuy nhiên, vì rào cản về nhận thức, lại thêm những phong tục, tập quán đã ăn sâu vào tâm thức người dân, nên việc tuyên truyền, vận động gặp nhiều khó khăn. Khó nhất là khi đến vận động, người dân thường né tránh, không nghe. 

Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị nhằm tích cực triển khai mô hình "Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang” của đồng bào dân tộc Mông, từ năm 2016 đến nay, UB MTTQ huyện phối hợp các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền nhằm bài trừ các hủ tục lạc hậu trong lễ tang ma. UBND huyện tổ chức các đoàn đưa người có uy tín trong đồng bào dân tộc Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò đi thực tế, học hỏi kinh nghiệm trong việc tổ chức tang ma của người Mông ở Lào Cai, Yên Bái để về tuyên truyền, vận động người thân, dòng họ làm theo. Sau chuyến thăm quan học tập, già Sùng A Sa đã mang những điều "mắt thấy, tai nghe”, những điều hay, lẽ phải về khuyên bảo con cháu, người trong dòng họ. "Ấy vậy mà họ có nghe ngay cho đâu. Ban đầu, chúng cứ bảo mình có tuổi nên lẩn thẩn rồi. Việc này không làm được đâu, bao đời nay người Mông vẫn vậy mà. Làm như thế lại phạm vào những điều kiêng kỵ, "ma” về phạt vạ, gây ra những điều không may...” - già Sùng A Sa chia sẻ. Tuy vậy, cái đầu già đã thông, cái lý, cái tình già cũng đã hiểu, nên già quyết tâm lắm. "Phải thay đổi chứ mình không thể mãi lạc hậu, đi sau người khác được. Người Mông ở các nơi khác người ta làm hết rồi, mình không làm thì không được” - già Sa phân tích. Già Sa đã đến từng nhà, gặp từng người để vận động, thuyết phục. Lần đầu gặp nói chuyện ai còn chưa thông, chưa hiểu, già lại đến nói chuyện tiếp. "Nói cho đến khi người ta hiểu cái lý của mình mới thôi” - già kể. Chính cái quyết tâm đó của già Sa như một ngọn lửa nhỏ được nhân lên rồi lan rộng. Người này bảo người kia. Họ nói chuyện với nhau về cái lý, cái lẽ của già. Rồi ai cũng đồng tình, đồng thuận nghe theo già Sùng A Sa.

Người đầu tiên ở Pà Cò nghe theo cái lý của già Sùng A Sa là gia đình Sùng A Chừ, xóm Chà Đáy. Sau khi mẹ chết, Sùng A Chừ đã cho thi thể vào quan tài, không để ngoài, không thực hiện tập tục bón cơm cho người chết. Việc tổ chức tang ma cũng được tiến hành nhanh gọn, không để thi thể người chết trong nhà quá 48 tiếng. Đây là hộ đầu tiên ở Pà Cò đưa thi thể người chết vào quan tài sau khi qua đời. Tiếp sau gia đình Sùng A Chừ là gia đình Mùa A Páo, xóm Xà Lĩnh, sau khi có người qua đời, gia đình cũng cho vào quan tài, việc tổ chức tang ma không có cảnh mổ trâu, thịt lợn, ăn uống linh đình. Thấy được những lợi ích từ việc tổ chức tang ma theo nếp sống văn minh, gia đình Phàng A Sồng, xóm Pà Cò Con từ chỗ để người chết (ông nội) treo dây cũng đã hạ xuống cho vào quan tài để làm lễ. Đáng nói, những gia đình đó đều không có mối quan hệ họ hàng thân thiết với già Sùng A Sa. Chỉ là vì họ tin già, tin cái lý lẽ của già mà họ nghe, làm theo. Sau những hộ "tiên phong” ấy, giờ đây ở Pà Cò, nhiều hộ đã tự nguyện, tự giác làm theo khi có người trong gia đình qua đời...

"Mặc dù chưa hoàn toàn xóa bỏ, nhưng những thay đổi trong việc tổ chức các nghi thức tang ma của dòng họ Sùng, họ Mùa, họ Phàng ở Pà Cò thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất cho sự thay đổi về nhận thức của một bộ phận đồng bào người Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang”- đồng chí Hà Thị Huân, Phó trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Mai Châu nhấn mạnh.


 Mạnh Hùng

Các tin khác


Hội LHPN thành phố Hòa Bình tặng quà gia đình chính sách 

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh - liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2020), ngày 23/7, Hội LHPN thành phố Hòa Bình đã tổ chức thăm hỏi, tặng 4 suất quà (mỗi suất 500 nghìn đồng) cho các hộ gia đình hội viên, phụ nữ là vợ liệt sỹ, vợ thương binh tại phường Phương Lâm và xã Sủ Ngòi.

Những doanh nhân luôn giữ "chất lính"

(HBĐT) - Với bản lĩnh kiên cường, nhiều thương, bệnh binh vững vàng vươn lên trong cuộc sống, trở thành điển hình doanh nhân, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi ở thời bình. Đáng quý hơn cả, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn đem tâm huyết, trí tuệ cống hiến cho cộng đồng, giữ cho mình vẹn nguyên "chất lính".

1.500 ý tưởng, sáng kiến của ĐVTN đăng tải trong Ngân hàng ý tưởng sáng tạo thanh niên Việt Nam

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2020, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tiếp tục chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đoàn viên, thanh thiếu nhi đề xuất ý tưởng sáng tạo, các mô hình, cách làm hay trong triển khai cuộc vận động "Mỗi thanh niên một ý tưởng, sáng kiến sáng tạo”.

Chủ tịch Hội Người cao tuổi đi đầu trong phong trào “Tuổi cao - gương sáng”

(HBĐT) - Từ năm 2016 đến nay, Hội Người cao tuổi (NCT) xã Lâm Sơn liên tục được UBND huyện Lương Sơn, Hội NCT tỉnh khen thưởng về thành tích trong phong trào thi đua yêu nước, công tác Hội NCT và các phong trào "Tuổi cao - gương sáng”, "NCT sản xuất, kinh doanh giỏi”, "Khuyến học, khuyến tài”… Trong thành tích chung đó có những đóng góp xứng đáng của Chủ tịch Hội NCT xã, Chủ nhiệm CLB liên thế hệ tự giúp nhau xóm Rổng Tằm Nguyễn Thị Nhỉnh.

Người giữ “vàng ” ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Nói đến Lạc Sơn, nhiều người nghĩ ngay đến đặc sản hạt dổi. Đây được coi là cây "vàng” của vùng đất này. Nếu nhà nào sở hữu chục cây to thì cũng là tài sản không gì đắp đổi được.

Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hòa Bình:  Tuyên dương phụ nữ điển hình tiên tiến 

(HBĐT) - Hội LHPN TP Hòa Bình vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác Hội và phong trào phụ nữ 6 tháng đầu năm; tuyên dương, khen thưởng phụ nữ điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020 và có đóng góp, thành tích trong phòng, chống dịch Covid-19. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục