(HBĐT) - Bằng sự yêu nghề, tâm huyết và luôn trăn trở với mong muốn nghiên cứu, bảo tồn những bài thuốc quý để có thể điều trị khỏi bệnh, mang lại sức khỏe cho mọi người, lương y Tạ Văn Sình, khu phố Thắng Lợi, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) không chỉ được biết đến là một lương y giỏi, mà còn là người tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện và là tấm gương tiêu biểu trong học tập, làm theo lời Bác.
Lương y Tạ Văn Sình, khu phố Thắng Lợi, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) có nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả, được người dân tín nhiệm.
Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến phòng khám đông y của lương y Tạ Văn Sình là tấm biển được treo ngay ngắn bên trong phòng khám: "Hỗ trợ, hoặc điều trị miễn phí cho các đối tượng đặc biệt khó khăn, người có công với cách mạng”. Ông Sình tâm sự: Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề đông y, ngay từ bé, tôi đã sớm tiếp cận và làm quen với các loại cây thuốc. Không biết từ bao giờ, các loại cây thảo dược, các bài thuốc quý đã in sâu trong đầu và xác định đây là nghề dành cả đời để gắn bó, nghiên cứu ra các bài thuốc hữu ích, mang lại hy vọng chữa khỏi bệnh cho nhiều người.
Suốt bao năm gắn bó với nghề y, ông luôn toàn tâm, toàn lực cho sự nghiệp học tập, nghiên cứu các bài thuốc phục vụ người bệnh. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu”, ông không ngừng trau dồi bản thân, tích cực học tập và làm theo Bác từ những việc nhỏ nhất. Mỗi người bệnh khi đến khám đều được ông trò chuyện ân cần, bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc, coi người bệnh như người thân trong gia đình. Đặc biệt, khi biết người bệnh đến khám có hoàn cảnh khó khăn hay gia đình chính sách, ông đều hỗ trợ hoặc điều trị miễn phí. Tính từ năm 2015 - 2020, ông đã hỗ trợ và điều trị miễn phí cho khoảng 350 bệnh nhân đặc biệt khó khăn, trị giá khoảng 46 triệu đồng. Ông còn cùng Hội Doanh nhân cựu chiến binh huyện Yên Thủy tặng 20 triệu đồng làm nhà nghĩa tình đồng đội cho hội viên cựu chiến binh nghèo hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Yên Trị. Ngoài ra, ông tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động tài trợ, ủng hộ do địa phương phát động.
Hiện nay, lương y Tạ Văn Sình vừa là Chủ tịch Hội Doanh nhân cựu chiến binh huyện Yên Thủy, Phó Chủ tịch Hội Đông y huyện Yên Thủy và là trưởng phòng khám y học cổ truyền tư nhân. Với lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề, ông thường xuyên sưu tầm, trồng và củng cố vườn thuốc nam của Hội Đông y. Tham gia tập huấn, hội thảo bài thuốc hay, cây thuốc quý, sưu tầm nhiều bài học kinh nghiệm, những phương pháp khám, chữa bệnh đạt kết quả cao, được Nhân dân tín nhiệm. Đến nay, lương y Tạ Văn Sình đã đúc rút được nhiều bài thuốc quý đặc trị thành bài thuốc riêng, hiệu quả điều trị tốt như bài thuốc điều trị đau thần kinh, xương khớp; điều trị sỏi thận, viêm đường dẫn nước tiểu; điều trị tắc tia sữa; điều trị bệnh trĩ, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đại tràng đau bụng đầy hơi chướng khí… Hàng năm, ông khám và điều trị cho khoảng trên 3.000 lượt người; khai thác, chế biến làm thuốc mỗi năm khoảng 30 tấn dược liệu. Từ các bài thuốc đặc trị của mình, ông đã điều trị khỏi bệnh cho nhiều bệnh nhân, được người dân gần xa tin tưởng, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
Đỗ Hà
(HBĐT) - Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Kim Bôi có 6.809 hội viên, sinh hoạt tại 21 cơ sở Hội. Năm 2020, tổng số hộ CCB làm kinh tế khá, giàu đạt 61,9%, tăng 456 hộ; tỷ lệ hộ nghèo 5,3%, giảm 18,2% so với năm 2019. Để có được kết quả trên, Hội CCB huyện đã tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện đa dạng hoạt động phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Qua đó, nâng cao thu nhập cho hộ CCB, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”, trong gần 20 năm qua, ông Chu Minh Tác, tổ 2, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) luôn phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu của người đảng viên, tích cực hoạt động với vai trò là trưởng khu, tổ trưởng tổ dân phố - công việc mọi người vẫn thường gọi là "Vác tù và hàng tổng”, quyền lợi thì ít mà trách nhiệm thì nhiều. Mặc dù vất vả là thế, song cái ông nhận được là tình cảm yêu mến và sự tín nhiệm của Nhân dân.
(HBĐT) - Qua giới thiệu của Trung tá Nguyễn Quang Thiệp, Trưởng Công an phường Phương Lâm (TP Hòa Bình), chúng tôi có dịp tiếp xúc với nữ Thượng uý Đỗ Minh Ngọc, Cảnh sát khu vực Công an phường Phương Lâm. Ấn tượng đầu tiên là tính cách thân thiện, gần gũi, cởi mở. Chị dẫn dắt chúng tôi về những câu chuyện đời, chuyện nghề đầy khó khăn, vất vả của nữ cảnh sát khu vực.
(HBĐT) - Thạc sĩ Đoàn Mạnh Nam, điều dưỡng Khoa Hồi sức tích cực ngoại - chống đau, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh là người có phần trầm tính nhưng luôn năng nổ, xông xáo trong công việc chuyên môn. Đặc biệt, từ khi dịch Covid-19 xảy ra đến nay, anh luôn là người xung phong trên tuyến đầu chống dịch.
(HBĐT) - Đang làm nhân viên của Viettel với mức lương khá, chàng trai Giàng A Dê ở La Pán Tẩn, Mù Cang Chải (Yên Bái) nghỉ việc về quê, vay tiền lên núi làm homestay với giấc mơ "ngắm trời”. Anh trở thành điển hình dám nghĩ, dám làm của thanh niên lập nghiệp tại quê hương ở tỉnh Yên Bái.
Ngày 2-3, tại Lễ phát động Tháng Thanh niên năm 2021 diễn ra tại TP Tam Kỳ, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam Phạm Thị Thanh đã trao Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tặng anh Trần Văn Tròn (SN 2001, trú phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), vì đã có hành động đẹp, dũng cảm quên mình cứu người bị đuối nước