(HBĐT) - Từ nhiều "không”, không vốn, không kinh nghiệm, không có người hướng dẫn, nhưng với sự cần cù, chịu thương chịu khó, nỗ lực từng ngày, anh Bùi Văn Tỵ, xóm Ba Lầm, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) đã vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, nơi nhiều người cho là chốn "chó ăn đá, gà ăn sỏi”. 



Anh Bùi Văn Tỵ, xóm Ba Lầm, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) chăm sóc đàn lợn của gia đình. 

Theo giới thiệu của anh Bùi Văn Khiết, Trưởng xóm Ba Lầm, chúng tôi tìm đến nhà anh Bùi Văn Tỵ. Ngôi nhà mới khang trang nằm dưới tán dổi cao vút, mới được sửa sang lại năm ngoái nhờ tiền bán dổi và mấy lứa lợn con. Anh Tỵ cho biết, trước đây, do cuộc sống khó khăn và bởi Nuông Dăm là khu vực xa trung tâm huyện, đất đai cằn cỗi, trồng lúa không năng suất mà trồng hoa màu thì nhiều sâu bệnh hại. Hầu hết những người có sức khỏe trong làng rời nhà đến các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định, có người Nam tiến để tìm con đường thoát nghèo. Ở thời điểm đó, anh cũng đi làm một vài chỗ nhưng cuối cùng vẫn chọn trở về quê hương. 

Có chút vốn liếng, anh quyết định đầu tư chăn nuôi. Ban đầu, do không có kiến thức, kinh nghiệm cộng thêm giá cả thị trường bấp bênh nên không ít lần thất bại. Năm 2017, anh đã phải bán rẻ đàn lợn do giá lợn thấp chạm đáy, không thể giữ lại thêm do không có người chăm và bởi đã đầu tư quá nhiều tiền mua cám. Không khuất phục trước hoàn cảnh, bán hết lứa lợn, anh đầu tư nuôi gà, nuôi ong, trồng cây dổi, cây keo trên diện tích đất nhà sẵn có. Với bản tính cần cù, chịu khó, mô hình kinh tế đã cho hiệu quả, gia đình anh có cơ ngơi đáng để những người dân ở vùng quê nghèo Ba Lầm mơ ước. 

Đưa chúng tôi đi thăm khu vực chuồng trại và vườn cây của gia đình, anh Tỵ chia sẻ: Cũng thăng trầm lắm cô ạ. Những lúc mình chăn nuôi nhiều thì bị mất giá. Tôi cũng nhiều lần phải nghỉ ngang vì giá lợn quá rẻ. Nhưng cứ nghỉ được một thời gian tôi lại làm lại. Hiện, tôi nuôi 5 con lợn nái và 20 con lợn thịt. Năm 2020, tôi xuất bán 6 lứa lợn con, mỗi lứa thu được 20 triệu đồng. Ngoài lợn, tôi nuôi thêm hơn 400 con gà ri thả vườn, trong đó có 100 con được trên 1 kg, gia đình cố gắng chăm nuôi để phục vụ bà con vào dịp Tết cổ truyền sắp tới.

Bên cạnh chăn nuôi, tận dụng diện tích đất đồi sẵn có, anh trồng thêm gần 4 ha keo tai tượng, năm tới đến kỳ thu hoạch. Hơn 2 ha đất đồi anh tập trung trồng dổi, quá nửa trong số đó đã cho thu hoạch, mang lại nguồn thu ổn định hàng năm. Diện tích vườn còn lại, gia đình trồng thêm 200 cây bưởi, năm nay cho thu bói. Để chủ động nguồn nước tưới, anh đầu tư đào ao diện tích 2.000 m2 vừa thả cá cải thiện bữa ăn, vừa có nước tưới vườn. 

Nhờ phát triển hiệu quả mô hình kinh tế tổng hợp, mỗi năm, gia đình anh Tỵ thu nhập trên 500 triệu đồng. Gia đình có điều kiện cho con gái theo học đại học và sửa sang lại nhà cửa, sân vườn. Chia sẻ thêm về dự định trong thời gian tới, anh Tỵ cho biết: Trước mắt, tôi sửa sang, bố trí lại chuồng trại để được bài bản, khoa học hơn rồi tính tiếp chuyện mở rộng quy mô chăn nuôi. Ngoài ra, mở rộng diện tích trồng dổi bởi hạt dổi Ba Lầm đang rất được ưa chuộng. 

Đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Chủ tịch UBND xã Nuông Dăm cho biết: Ngoài làm kinh tế giỏi, anh Bùi Văn Tỵ còn là một trong những công dân ưu tú, mẫu mực của địa phương. Không chỉ làm giàu cho mình, anh thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm cho bà con làng xóm để giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế. Anh cũng tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, phong trào tại khu dân cư. Với những nỗ lực, đóng góp, anh Tỵ xứng đáng là tấm gương cho bà con nhân dân xóm Ba Lầm và xã Nuông Dăm noi theo. 


Khánh Linh (TTV)

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục