(HBĐT) -Trên 4 vùng Mường (Bi - Vang - Thàng - Động), những người lưu giữ và biết xem bộ lịch cổ xưa của người Mường (lịch Đoi) chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Một trong số ít người đang nắm giữ "bảo bối” này là ông Bùi Văn Lựng, nghệ nhân mo Mường ở xóm Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc).

 


Nghệ nhân Bùi Văn Lựng, xóm Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) giới thiệu về lịch Đoi của người Mường.

Trong câu chuyện mở đầu về lịch Đoi của nghệ nhân Lựng, bây giờ, các gia đình thường sử dụng lịch Tây để biết ngày, tháng, nhưng người vùng Mường Bi vẫn giữ cách tính ngày, tháng dựa vào lịch Đoi. Mang bộ lịch Đoi cất kỹ từ cánh tủ ra, ông Lựng giảng giải về nguồn gốc bảo bối này. Nghe các cụ xưa truyền lại thì lịch Đoi có từ thuở đất còn bạc lạc, đá thì mới đẻ, con dân Mường Bi nhìn trăng đoán nắng, nhìn sao đoán gió, qua hàng trăm đời người mới làm ra được. Cũng kể từ khi đó, người Mường Bi đi cày đi cuốc, bắt tôm, đánh cá, dựng vợ gả chồng, ngày lành tháng tốt… cứ theo lịch Đoi mà làm. Lịch được làm từ 12 thẻ tre dài chừng 20 cm, rộng 2 cm, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Mỗi thẻ tre được khắc 30 khấc tượng trưng cho 30 ngày. 

Nói về bộ lịch, nghệ nhân Lựng chia sẻ: Cách tính ngày độc đáo của người Mường Bi, đó là dựa vào việc nhìn sao đoi. Mỗi tháng trong năm được tính đúng 30 ngày, không hơn, không kém. Nhìn vào khấc trong từng thẻ tre biểu thị cho 1 ngày. Trên thẻ, người Mường khắc các ký hiệu vạch, nhìn vào đó mà tính, đoán được ngày. Ngày tốt là ngày không có gạch, không có chấm (lỗ). Nếu thấy ký hiệu hình đuôi cá nghĩa là ngày cá đi, thuận lợi cho việc đi lưới, đi chài. Trên thẻ thấy chấm sao là ngày sao đoi, tức là ngày kỵ, không nên làm gì. Ngày có vạch mũi tên là ngày mưa bão, thường tập trung vào tháng 10. Ngày có chấm lỗ gọi là ngày hao, tốt nhất không nên làm gì, kể cả trồng trọt cũng không nên. Việc tính toán các ngày tốt, xấu trong tháng còn được kết hợp với cách bấm đốt tay (bắt tự).

Cũng theo cách tính lịch Đoi, các ngày từ 1-10, người Mường gọi là ngày cây, từ ngày 11-20 gọi là ngày lồng và từ ngày 21-30 gọi là ngày cuối. Người Mường nói chung, người Mường Bi nói riêng thường tổ chức những việc hệ trọng vào những ngày đầu tháng (ngày cây), tránh những ngày kỵ (mồng 5, 14, 23). Tháng 4 là ngày cá đẻ trứng, vào tháng khắc hình đuôi cá, người dân dựa vào sự phán đoán này để đi cất vó ở suối, sông. Tháng 4 cũng là tháng bắt đầu của một năm theo cách tính lịch Đoi. Nếu người Việt đón Tết cổ truyền từ ngày mồng 1 thì theo lịch Đoi là ngày 30 tháng Chạp của người Mường.

Cũng theo nghệ nhân Lựng, mặc dù còn ít người hiểu được lịch Đoi nhưng ở từng khía cạnh, lịch Đoi - loại lịch pháp hội tụ tri thức dân gian này vẫn có trong mọi mặt đời sống của người Mường, giúp đoán định thời tiết, ngày tốt, xấu. Hiện nay, nhiều gia đình ở vùng Mường Bi khi cất nhà mới, tậu xe, mua trâu, bò vẫn dựa theo lịch Đoi. Trong việc đặt móng, cất nhà, cưới hỏi, các gia đình đều tìm đến thầy mo, người am hiểu về lịch Đoi nhờ xem lịch Đoi, bấm đốt tay để chọn ngày lành, tháng tốt…   
   
Đáng mừng là hiện nay, trước thực trạng lịch Đoi có nguy cơ mai một, thất truyền, ngày càng ít người biết, Sở VH-TT&DL đang xây dựng hồ sơ trình Bộ VH-TT&DL đưa lịch Đoi trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Quá trình lập hồ sơ, những chủ thể nắm giữ bảo bối này như nghệ nhân Bùi Văn Lựng có vai trò quan trọng.    

Bùi Minh

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục