(HBĐT) - Năm 45 tuổi, thầy mo Bùi Văn Minh (SN 1970) ở xóm Mận Bùi, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) được Chủ tịch nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Năm 2022, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng. Ông trở thành người đầu tiên của tỉnh được phong tặng danh hiệu cao quý này.


 


Nghệ nhân Nhân dân Bùi Văn Minh là người đảm đương thực hành các nghi lễ tín ngưỡng tại lễ hội Đình Khênh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn). 

 
Ngôi nhà sàn cổ nằm dưới chân núi Khụ Khênh sừng sững là nơi sinh sống, gắn bó với ông Bùi Văn Minh từ thời thơ ấu. Đây cũng là không gian được ông trưng bày và tự hào giới thiệu các hiện vật cổ do ông cất công sưu tầm suốt cả quá trình. Có gần 1.000 hiện vật đang được lưu giữ, bảo quản từ đồ dùng bằng đá cho đến các vật dụng cổ của người Mường. Đáng chú ý nhất có dàn chiêng Mường, bộ lịch Khao Roi của người Mường và một số hiện vật khác, như: dao, kiếm, khộng, nồi đồng, thau đồng, xeng căng…

Nghệ nhân Nhân dân Bùi Văn Minh tâm sự: Từ khi 15 tuổi, tôi đã bắt đầu tìm kiếm, sưu tầm hiện vật cổ, hiện vật quý hiếm của người Mường ở các khu vực hang động quanh vùng Mường Vang. Với niềm đam mê và nhận thức sâu sắc trong việc lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, tôi đã đi khắp 4 Mường (Bi, Vang, Thàng, Động) để mua lại với mục đích sưu tầm. Trong số các hiện vật đang trưng bày tại nhà sàn cổ, có nhiều hiện vật được xem là "độc nhất vô nhị” như: ấm nước của bà Hà Thị Tẻo, hoa khôi xứ Mường, con nuôi của Chánh quan lang Quách Vị; kiếm của vua Khải Định; bộ chiêng Mường 40 chiếc có từ thời nhà Trần; viên đá phát sáng… Đây cũng là những hiện vật vô giá góp phần định hình bề dày lịch sử văn hoá mang nét độc đáo của người Mường và xứ Mường Hoà Bình.

Cũng trong ngần ấy thời gian, ông Minh được truyền nghề thầy Mo từ cha ông, trở thành người nắm giữ, thực hành loại hình di sản văn hoá phi vật thể tập quán và tín ngưỡng mo Mường. Đặc biệt, ông là người đóng góp lớn trong việc sáng lập câu lạc bộ Mo Mường huyện Lạc Sơn, quy tụ gần 50 nghệ nhân. Cùng với các thành viên khác, ông thường xuyên tự bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện để có đầy đủ kiến thức về văn hoá, lý luận chính trị, tư tưởng cách mạng và tư duy khoa học, tích cực sưu tầm các bài diễn xướng để truyền dạy cho các thầy mo trẻ.
Bản thân ông dành nhiều thời gian tham gia các buổi sinh hoạt của các câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hoá trong trường học với tâm huyết giáo dục truyền thống văn hoá cho thế hệ trẻ. Quan tâm đến dự sinh hoạt cùng học sinh nhà trường, ông thường động viên, nói chuyện chuyên sâu về văn hoá dân tộc Mường, đóng góp ý kiến về các buổi trình diễn trang phục Mường, hát dân ca, trình tấu nhạc cụ dân tộc Mường; hướng dẫn các bài sắc bùa, giới thiệu bộ lịch Khao Đoi… Với ông, việc giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá cho con em là vô cùng cần thiết, gắn với công tác giáo dục trong nhà trường, đồng thời xuất phát từ tình yêu quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc giúp bồi đắp, hun đúc cho lớp trẻ hiện nay biết chọn lọc, phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống trước nhiều luồng văn hoá ngoại lai.

Theo đồng chí Trần Công Lâm, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Lạc Sơn, với gần 40 năm miệt mài sưu tầm hiện vật, truyền dạy di sản, cống hiến vào nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước như tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW), Nghệ nhân Nhân dân Bùi Văn Minh là niềm tự hào của những người con đất Mường, xứng đáng nêu gương để mọi người học tập, làm theo. 

Bùi Minh

Các tin khác


Nữ dân quân “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(HBĐT) - Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Yên Thủy, vai trò của phụ nữ tham gia lực lượng vũ trang địa phương ngày càng được phát huy. Đã có nhiều nữ chiến sỹ dân quân nêu gương tự học, tự rèn luyện, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt công việc chuyên môn, vừa đảm đang vai trò phụ nữ trong gia đình. Tiêu biểu trong số đó là đồng chí Bùi Thị Thêm, nữ dân quân xã Lạc Lương.

Thanh niên 9X quyết tâm lập nghiệp trên mảnh đất quê hương

(HBĐT) - Tiên phong trồng chuối nuôi cấy mô trên quy mô lớn, chàng thanh niên Trần Trung Đức, xã Liên Sơn (Lương Sơn) đã có diện tích nguyên liệu chuối ổn định cùng xưởng sơ chế, giấm chuối bằng công nghệ hiện đại. Mô hình HTX trồng và sản xuất chuối theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô lớn của anh Đức đã mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn huyện.

Nữ Chủ tịch Công đoàn trách nhiệm, tận tụy với người lao động

(HBĐT) - Hưởng ứng Chương trình "1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, chị Vũ Thị Sâm, Chủ tịch Công đoàn kiêm Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH GGS Việt Nam (khu công nghiệp bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình) đã có những đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp (DN) FDI. Qua đó góp phần đảm bảo chế độ, chính sách cho trên 700 công nhân lao động (CNLĐ), thúc đẩy phát triển DN bền vững.

Bác sỹ của vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Bao năm nay, người dân xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc quen với hình ảnh bác sỹ Phạm Trọng Tươi tận tụy với công tác khám, chữa bệnh. Hình ảnh của anh đã in sâu trong lòng mọi người và được gọi với cái tên trìu mến: Bác sỹ của vùng cao.

Người phụ nữ góp phần làm đẹp bản Mông

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên ở xã Pà Cò (Mai Châu), Sùng Y Múa may mắn hơn nhiều người con gái Mông khác là được đi học lên cao. Sau khi học xong, Y Múa trở về làm ở trạm y tế. Không chỉ là một nữ hộ sinh mát tay, Y Múa còn là người kinh doanh giỏi, tạo việc làm cho bà con người Mông ở xã Hang Kia, Pà Cò.

Điển hình về nghị lực vượt khó vươn lên

(HBĐT) - Bị tai nạn giao thông, liệt nửa người, anh Lê Huy Tích, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) không cam chịu số phận, bền bỉ phấn đấu trở người có ích cho xã hội. Anh là chủ cơ sở sản xuất xe lăn đầu kéo điện dành cho người khuyết tật và người già, truyền cảm hứng cho những người không may mắn trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục