Nằm ở vùng ven thành phố Hoà Bình, Thống Nhất là phường có đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Người Dao sống ở các xóm Đậu Khụ, Đồng Chụa thuộc xã Thống Nhất trước đây, nay là tổ 9, phường Thống Nhất. Việc gìn giữ văn hoá truyền thống dân tộc Dao nói chung và ngôn ngữ, chữ viết nói riêng là vấn đề cần thiết được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, coi đó là nền tảng giáo dục con cháu trong gia đình, dòng họ. Chuyện về một nữ Thiếu tá Công an dành nhiều tâm huyết lưu truyền chữ viết của người Dao để lại ấn tượng sâu sắc.


Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Thuỷ và các em ở lớp học 0 đồng.

Gìn giữ chữ viết cổ

Gặp Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Trưởng Công an phường Thống Nhất, chúng tôi cảm nhận nhiệt huyết của một nữ công an trẻ. Ngay sau khi về địa phương công tác, chị dành nhiều thời gian xuống địa bàn, nắm đặc điểm tình hình dân cư, phong tục tập quán của người dân bản địa. Chị thấy rằng, khu vực tổ 9 có trên 95% đồng bào dân tộc Dao. Trẻ em trong độ tuổi đến trường chiếm khoảng 25% dân số. Hầu hết các em không biết ngôn ngữ, chữ viết dân tộc Dao. Ngay cả một số người lớn cũng không hiểu nhiều văn hoá dân tộc thì làm sao các em nhỏ có thể hiểu được. Đây là vấn đề cấp thiết mà cấp uỷ, chính quyền và người dân tổ 9 quan tâm. Trong các cuộc họp, người dân kiến nghị có giải pháp gìn giữ văn hoá truyền thống, cụ thể là ngôn ngữ và chữ viết dân tộc Dao. Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Thuỷ chia sẻ: Học chữ viết, ngôn ngữ dân tộc sẽ giúp con cháu thấy được cái hay, cái đẹp, biết trân quý giá trị truyền thống của dân tộc. Từ đó, nỗ lực cố gắng tu dưỡng, rèn luyện, sống có lý tưởng, hoài bão, trở thành người có ích cho xã hội.

Để chuẩn bị kế hoạch mở lớp, Thiếu tá Thuỷ đã gặp già làng, người uy tín trong cộng đồng người Dao để lắng nghe ý kiến, tranh thủ họ mời tham gia giảng dạy lớp học. Người đầu tiên Thiếu tá Thuỷ tiếp xúc là già làng Bàn Sinh Lương - một "cây đại thụ", người có tiếng nói trong nhiều việc hệ trọng của khu dân cư, dòng họ. Cuộc gặp gỡ đã chắp nối cho ước mơ gieo con chữ bay cao, bay xa hơn.

Lớp học 0 đồng

Được sự ủng hộ của già làng Bàn Sinh Lương, Thiếu tá Thuỷ đã bàn với Đoàn Thanh niên phường Thống Nhất xây dựng kế hoạch học tập chi tiết, vận động tất cả con em trong độ tuổi đến học. Chị Bùi Thị Ngọc Bích, Bí thư Đoàn Thanh niên phường nhớ lại: Khi Thiếu tá Thuỷ đặt vấn đề mở lớp tiếng Dao, tôi băn khoăn vì địa phương chưa từng có lớp như vậy. Ngoài kinh phí mở lớp, sách vở, tài liệu học tập, giáo án, giáo viên đứng lớp, trợ giảng... Tôi chợt nhận thấy ánh mắt biết nói của Thiếu tá Thuỷ đã thuyết phục tôi. Thiếu tá Thuỷ cho rằng, quan trọng nhất khi mở lớp phải có học viên, vận động càng nhiều em học càng tốt, như vậy mới đạt yêu cầu. Về giáo viên đứng lớp, già làng Bàn Sinh Lương sẽ đảm nhận, cùng với người em trai Bàn Sinh Lợi tham gia trợ giảng. Về kinh phí mở lớp, Thiếu tá Thuỷ cam kết sẽ vận động các nhà hảo tâm tài trợ, các em được miễn phí hoàn toàn. Mọi người trong khu dần nhận ra tấm lòng của nữ Thiếu tá Công an trẻ. Thế rồi đã có những em học sinh đầu tiên đăng ký học. Tiếng lành đồn xa, một số gia đình người Dao ở huyện Đà Bắc cũng đăng ký cho con theo học. Từ một lớp học ban đầu vài em, đến nay đã có 55 em theo học.

Theo hướng dẫn của "thầy giáo” Bàn Sinh Lương, các em chăm chú nghe giảng. Già liên hệ với đời sống hàng ngày, phong tục tập quán của địa phương để minh họa cho bài giảng, cũng là cách để các em hiểu sâu hơn. Mỗi ngày đến lớp là một niềm vui, lớp học sôi nổi, náo nhiệt hơn. Cứ như vậy, chỉ sau thời gian ngắn, các em dần nắm được những nội dung cơ bản của chữ viết và ngôn ngữ dân tộc Dao. Các em có thể sử dụng chữ viết, tiếng nói dân tộc mình trong đời sống hàng ngày. Cảm nhận thay đổi từng ngày của các em, Thiếu tá Thuỷ rất vui. Những nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của chị đã đem lại "trái ngọt". Các em đã thêm yêu, trân quý ngôn ngữ, chữ viết dân tộc mình và gìn giữ giá trị tốt đẹp. Đó là nền tảng, hành trang để các em hướng tới tương lai, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Về lâu dài, Thiếu tá Thuỷ mong địa phương có giải pháp cụ thể để giữ gìn giá trị văn hoá dân tộc Dao. Ngoài tiếp tục mở các lớp học tiếng, cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tri thức, văn hoá truyền thống được lưu giữ bằng loại văn tự này cho các thế hệ sau để tránh mai một. Khuyến khích con em dân tộc Dao tìm hiểu văn hoá của cha ông; nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn sách cổ làm cơ sở cho việc lưu giữ lâu dài và phát huy giá trị của di sản. Muốn khai mở tài sản văn hoá giá trị của dân tộc Dao, trước hết cần bảo tồn được chữ viết và ngôn ngữ. Đó là cách mà Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Thủy tiếp tục theo đuổi để góp phần gìn giữ văn hoá dân tộc Dao.



Như Hùng

(Công an tỉnh)


Các tin khác


Gọi bản Mông thức giấc

Yêu quê hương, có kiến thức, nhiệt huyết của tuổi trẻ, chàng thanh niên Giàng A La ở xã Hang Kia (Mai Châu) đã có những việc làm thiết thực gìn giữ văn hóa, phát triển du lịch, truyền lửa nhiệt huyết cho thanh niên và người dân địa phương, gọi bản Mông thức giấc. Anh là một trong những điển hình tiêu biểu được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2023.

Nữ sinh dân tộc Mường đỗ thủ khoa của tỉnh được kết nạp Đảng

Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa qua, em Nguyễn Thảo Vân (ảnh), học sinh lớp 12B2, Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hoà Bình xuất sắc trở thành thủ khoa khối C00 của tỉnh với tổng điểm 29,25 (Địa lý 10 điểm, Ngữ văn 9,5 điểm, Lịch sử 9,75 điểm).

Gương sáng học tập lý luận chính trị

Đã gần 65 tuổi nhưng bà Nguyễn Thị Nữ ở xóm Máy 1, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) vẫn tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị (LLCT). Bà là tấm gương điển hình về người cao tuổi tâm huyết trong học tập LLCT, nhiệt tình tham gia các hoạt động tại địa phương.

Cán bộ Mặt trận cơ sở nhiệt tình, trách nhiệm

Bằng tâm huyết, trách nhiệm với nhân dân, những năm qua, chị Bùi Thị Hương, Trưởng Ban Công tác mặt trận (CTMT) xóm Um, xã Thạch Yên (Cao Phong) luôn làm tốt công tác đoàn kết, tập hợp nhân dân và tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước.

Huyện Yên Thuỷ phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến

Thời gian qua, huyện Yên Thủy chú trọng công tác tuyên truyền, cổ vũ các phong trào thi đua; tuyên truyền gương "người tốt, việc tốt”; phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng và triển khai học tập các mô hình, điển hình tiên tiến, nhân tố mới, cách làm hay, hiệu quả để lan tỏa trong cộng đồng và toàn xã hội. Từ đó tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Nữ sinh dân tộc Mường đạt 3 điểm 10 - bán hàng phụ mẹ, nuôi ước mơ nghề giáo

Tuy hoàn cảnh khó khăn, từ nhà đến trường phải đi nhờ xe của bạn, em không đi học thêm mà chỉ được thầy cô ôn tập tại trường nhưng cô học trò Đinh Thị Xuyến, dân tộc Mường, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Mường Bi (Tân Lạc) vẫn xuất sắc đạt 3 điểm 10 trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục