Bà Lường Thị Quý chăm sóc đàn nhím của gia đình.

Bà Lường Thị Quý chăm sóc đàn nhím của gia đình.

(HBĐT) - Năm nay, bà Lường Thị Quý, tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã được 30 năm tuổi Đảng. Bà luôn tận tụy hết lòng với Đảng, với nhiệm vụ được giao và rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình với nếp sống giản dị, khiêm tốn, trung thực, được nhân dân tin tưởng. Với những nỗ lực cố gắng trong công tác và thành tích đã đạt được, bà được Tỉnh uỷ tặng bằng khen 3 năm thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

 

Sinh ra và lớn lên tại Đà Bắc, tháng 4/1975, bà đi nghĩa vụ công an. Đến năm 1977, bà được phân công về công tác tại Công an huyện Đà Bắc, đến năm 2003 thì nghỉ  hưu, trở về sinh hoạt tại chi bộ tiểu khu Liên Phương, được các đồng chí trong chi bộ giao nhiệm vụ làm tổ trưởng nhân dân. Năm 2005,  bà được bầu vào chi ủy với cương vị Phó Bí thư Chi bộ, tháng 7/2008 đến nay làm Bí thư chi bộ. Nói về việc thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, bà cho biết: Từ khi được quán triệt Chỉ thị số 06- CT/TW của Bộ Chính trị về tổ chức CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sâu rộng, xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương, tôi đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của CVĐ. Từ đó, tôi đã tham gia học tập đầy đủ các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Huyện uỷ tổ chức, tham dự tất cả các buổi sinh hoạt do thị trấn triển khai, phổ biến về tấm gương đạo đức của Người. Đồng thời,  tự tìm hiểu, tự đọc các bài nói chuyện, bài viết và những câu chuyện về Bác. Những buổi học tập, tìm hiểu ấy đã tạo cho tôi  nhận thức sâu sắc hơn về ý thức chính trị, đạo đức cách mạng để không ngừng hoàn thiện mình.

 

Trong 3 năm thực hiện CVĐ ( 2008 - 2010), dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy thị trấn, bà đã cùng cấp ủy, chi bộ và nhân dân tiểu khu thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, cùng với nhân dân trong tiểu khu thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở  KDC”, vận động nhân dân xây dựng quỹ đền ơn - đáp nghĩa, vì người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt. Kinh tế gia đình được nâng lên, thu nhập bình quân năm sau cao hơn  năm trước, trật tự an ninh đảm bảo.

 

Bà Quý cho biết thêm: Ngoài thời gian làm việc ở chi bộ, về gia đình, tôi tự tổ chức lao động, chăn nuôi để cải thiện đời sống. Hiện nay, trong gia đình tôi nuôi gần 50 con nhím giống và nhím bán, gần 100 con gà lôi, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng. Tôi luôn thông cảm và chia sẻ với những gia đình gặp khó khăn. Khi có điều kiện, tôi giúp đỡ những người nghèo khó, ủng hộ các phong trào của tiểu khu như: quỹ Vì  người nghèo của thị trấn 1,5 triệu đồng; ủng hộ 200.000 đồng/1 gia đình cho 5 gia đình chính sách gặp khó khăn; trợ giúp cho cháu Lường Đức Long, gia đình có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học mỗi tháng 300.000 đồng trong 5 năm học; trợ giúp về giống nhím, gà lôi cho các hộ gia đình Xa Văn Trí, Bùi Thị Thanh...

 

Những hoạt động thiết thực đó đã minh chứng cụ thể từ nhận thức đến việc  tổ chức triển khai thực hiện CVĐ đạt kết quả thiết thực. Đến nay, tiểu khu đã được UBND tỉnh tặng 2 bằng khen, năm 2009 được UBT.ư MTTQ Việt Nam  tặng bằng khen; chi bộ 3 năm liên tục đạt TS-VM. Riêng cá nhân bà Quý, năm 2010 được Tỉnh ủy tặng bằng khen 3 năm thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

 

 

 

                                                                                          Lưu Kỳ

 

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục