(HBĐT) - Là một công nhân, chị về nghỉ theo chế độ với đồng lương ít ỏi lại lo nuôi đứa con gái bị bệnh suy thận nặng và một cháu gái ngoại lên 6 tuổi. Chồng chị công tác bận lại ở xa, đứa con trai lớn trong lực lượng an ninh luôn đi công tác đột xuất. Gia cảnh nhà chị như vậy, chị mở hàng nước góp nhặt từng đồng thêm vào đồng lương “còm” của mình. Lúc rảnh rỗi, có mảnh đất họ chưa xây dựng, chị xin họ để đào đất, nhặt cỏ gieo trồng luống rau cải, dãy rau ngót thêm vào bữa ăn đạm bạc hàng ngày.

 

Chị phải ra bán quán, xa nơi cư trú của mình hơn 1 km là tổ 12, phường Đồng Tiến (TPHB) nhưng mọi sự đóng góp của gia đình chị ở tổ dân phố đầy đủ, mọi chủ trương, chính sách chấp hành nghiêm túc. Những buổi họp dân phố, phụ nữ, nếu được báo chị cũng thu xếp về dự. Đời sống nhà chị do khéo ăn, khéo lo nên cũng tùng tiệm. Quán nước nhà chị gần bên cơ quan kiểm tra xe và cấp lệnh của hãng Bình An nên khách vãng lai lui tới đông.  

Có một hôm, chiếc xe vừa chạy, khách đã vãn, trên chiếc ghế bỏ sót lại một túi xách tay, chị ngó trước, nhìn sau để tìm người trả lại. Không thấy ai, chị mở ra xem, chị run lên vì số tiền quá lớn, 213 triệu đồng. Chị và cô con gái tìm giấy tờ thì chỉ có một chiếc hóa đơn may quần áo của bà Hiệu, tổ 8, phường Phương Lâm. Chị tìm địa chỉ, số điện thoại và báo cho gia đình bà Hiệu. Cả nhà nghe tin vỡ òa mừng khóc. Trong lúc đó, chiếc xe ca bà Hiệu đi được nửa đường mới phát hiện ra mất tiền, bà Hiệu ngất, nhà xe phải báo công an để lên xe làm thủ tục tìm kiếm và đưa bà Hiệu vào bệnh viện. Đến nay, bà Hiệu đang được điều trị ở Bệnh viện Hà Nội, được nhận lại tiền, bệnh bà thuyên giảm nhiều. Gia đình bà Hiệu đến xin lại và ngỏ ý cảm ơn chị mấy triệu đồng nhưng chị không nhận. Chị nói:  

- Đây là tiền bà nhà đi chữa bệnh, tôi đã từng lo chữa bệnh cho con nên tôi rất thông cảm. Tôi xin cám ơn và gửi lại gia đình.

Tấm lòng thơm thảo, sự tốt bụng của chị được mọi người biết khen ngợi. Nhiều lần ở quán nước của chị thường nhặt được những chiếc điện thoại di động đắt tiền bỏ quên, có chiếc trị giá hàng chục triệu đồng nhưng chị đều nhắn cho khách đến lấy. Vì vậy, quán nước bình dân giản dị vẫn hàng ngày đông khách vãng lai lui tới bởi họ quý tấm lòng của chị. Mọi người thường gọi chị với cái tên thân thương, quý mến - chị Thu Tính ở tổ 12, phường Đồng Tiến (TPHB).

 

 

                                                               Văn Song(T.T.V)

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục