Với sự giúp đỡ của Cường, Hoàng đã vươn lên hòa nhập cộng đồng.  Ảnh: Cô giáo chủ nhiệm luôn dành sự quan tâm cho Hoàng và Cường.

Với sự giúp đỡ của Cường, Hoàng đã vươn lên hòa nhập cộng đồng. Ảnh: Cô giáo chủ nhiệm luôn dành sự quan tâm cho Hoàng và Cường.

(HBĐT) - Con đường từ thôn Tân Tiến đến trường THCS xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) 5 năm qua in đậm bóng dáng 2 người bạn nhỏ chở nhau trên chiếc xe đạp cũ đến trường. Đó là Vũ Văn Cường và Ngô Huy Hoàng, học sinh lớp 8B, trường THCS xã Đồng Tâm.

 

So với các bạn nhỏ cùng trang lứa, hoàn cảnh của Hoàng đặc biệt hơn bởi Hoàng là học sinh khuyết tật, một mình không thể tự đến lớp. Điều đáng ngợi khen ở đôi bạn này là sự đồng cảm, tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống thường nhật. Với sự tiếp sức của Cường, Hoàng học hành ngày càng tiến bộ, vươn lên hòa nhập cùng bạn bè.   

Ngô Huy Hoàng, sinh năm 1995, ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, số phận đã không cho em có được đôi bàn tay, bàn chân và cơ thể bình thường như bao người khác. Chân tay bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt là cổ bị nghoẹo và thường xuyên co giật. Thương con với thân hình không bình thường, bố mẹ Hoàng quyết tâm đưa con chạy chữa khắp các bệnh viện nhưng với kết luận của các bác sỹ: em bị bại não. Nỗi đau lại đè lên vai người cha, người mẹ càng nặng nề hơn, khi con trai đến tuổi bắt đầu đi học. “Hàng ngày, thấy ánh mắt không giấu được sự thèm muốn của Hoàng mỗi khi nhìn đám bạn cùng trang lứa cắp sách đến trường, lòng tôi quặn thắt nỗi thương con” - ông Ngô Văn Hùng, bố Hoàng tâm sự. Năm lên 9 tuổi, bố mẹ xin cho Hoàng đi học. Những buổi đầu, khắc phục khó khăn về thời gian, bố mẹ Hoàng thay nhau đưa con tới trường. Thấy bố mẹ bạn đi lại vất vả, năm học lớp 3, Cường - bạn học chung lớp đã xin phép bố mẹ Hoàng để được đưa bạn đến trường.

 

5 năm qua, không quản ngày nắng, ngày mưa, đôi bạn thân Cường - Hoàng vẫn miệt mài đến lớp bằng chiếc xe đạp cũ. Tấm lòng của Cường đã cho Hoàng có thêm nghị lực vươn lên trau dồi kiến thức, vượt lên hoàn cảnh. Cô Đinh Thị Tám, giáo viên chủ nhiệm lớp 8B cho biết: Đồng cảm với tình bạn của Cường và Hoàng nên từ năm lớp 6 đến nay, hai bạn luôn được sắp xếp ngồi cùng bàn. Với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Cường cùng tập thể lớp 8B, Hoàng đã nỗ lực học tập và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh việc học tốt các môn tự nhiên, Hoàng còn luyện để có thể viết chữ bằng cả hai tay, em cũng bộc lộ năng khiếu vẽ tranh qua các cuộc thi vẽ tranh về đề tài bảo vệ môi trường do nhà trường phát động. Cường có lực học khá còn Hoàng lực học trung bình  khá.

 

Chia sẻ mong muốn của bản thân, Hoàng mơ ước được tiếp tục học lên bậc THPT và tìm được một nghề có thể tự nuôi sống mình và giúp đỡ những người có chung hoàn cảnh. Còn Cường - người bạn nhỏ luôn hết lòng giúp đỡ bạn tâm sự: Em sẽ tiếp tục làm mọi việc có thể để giúp đỡ Hoàng, đưa đón Hoàng đi học cho tới hết bậc THPT. Tình bạn của Hoàng và Cường thật xứng đáng với danh hiệu “Đôi bạn cùng tiến” mà huyện Đoàn Lạc Thủy, tập thể trường THCS Đồng Tâm tặng trong suốt 2 năm học qua.

 

 

                                                                                  Hải Yến

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục