(HBĐT) - Đó là chàng trai trẻ Bùi Tiến Đạt, sinh năm 1993 tại xóm Lâu, xã Tập Lập (Lạc Sơn). Từ đầu xã hỏi thăm về chàng trai 9x một mình lên khai phá rừng làm trang trại nuôi gà ai cũng biết, người ta gọi với cái tên thân mật "Đạt Gà”. Mô hình Đạt đang thực hiện là sự kết hợp giữa ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi với sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm.


Xẻ đồi làm trang trại

Trang trại gà của Bùi Tiến Đạt nằm sâu trong khu đồi đập Đăng thuộc xóm Lâu. Phải mất hơn 30 phút đi bộ tắt qua ruộng lúa và ngược lên rừng keo mới đến trang trại của Đạt. ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp Bùi Tiến Đạt tại trang trại gà là người hiền lành, chịu khó. Qua câu chuyện càng làm tôi thêm cảm phục về nghị lực vươn lên của chàng thanh niên có cách làm "không giống ai” này.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, là con út trong gia đình có 4 chị em nhưng Đạt rất ham học. Bố mất sớm, một mình mẹ gồng gánh nuôi 4 con học đại học. Học hết cấp 3, Đạt thi đỗ vào trường Đại học Nông nghiệp khoa Nông học, chuyên ngành trồng trọt.

Năm 2016 tốt nghiệp, Đạt ở lại trường làm việc cho trung tâm chuyên trồng hoa và rau sạch của trường với thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Sau mấy tháng làm việc, Đạt quyết định về nhà với suy nghĩ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Khi đó, Đạt tìm hiểu về mô hình chăn nuôi lợn và đi làm thuê cho vài trang trại lợn để học hỏi kinh nghiệm. Ban đầu, Đạt muốn làm trang trại chăn nuôi lợn nhưng nhận thấy vốn đầu tư lớn mà thời điểm đó giá lợn hơi xuống thấp. Không có vốn nhưng ý chí và quyết tâm làm trang trại luôn thôi thúc chàng trai này. Từ hai bàn tay trắng, sau nhiều năm tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm, Đạt quyết định làm trang trại chăn nuôi gà.


Bùi Tiến Đạt chăm sóc đàn gà thương phẩm, hứa hẹn cho thu nhập khá.

Đạt tâm sự: Mấy tháng trời mình chỉ đi gặp nông dân và tìm hiểu về mô hình làm trang trại của họ rồi về nói chuyện với mẹ. Ban đầu, mẹ không ủng hộ quyết định này và khuyên con nên tìm một nghề gì đó hoặc tiếp tục đi làm thuê ở trại lợn. Tuy nhiên, thấy được đam mê của con trai nên bà xuôi lòng và được sự ủng hộ của các chị gái, tôi mạnh dạn vay vốn của các chị trong gia đình để làm ăn.

Nhà Đạt có 1 ha đất đồi trồng keo năm thứ 3, chu kỳ thứ 2, ở cách nhà hơn 2 cây số. Đạt đã một mình tự chặt keo, thuê máy xúc, san đất với diện tích 700 m2 để hiện thực hoá ý tưởng. Với số vốn 200 triệu đồng của chị gái cho vay, Đạt đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà. Tự mày mò học hỏi kỹ thuật chăn nuôi trên mạng internet, Đạt đã lặn lội đến xã Chí Thiện mua gà giống và bắt tay vào thực hiện mô hình nuôi gà thương phẩm với quy mô ban đầu 300 con gà. Lứa thứ nhất do chưa có kinh nghiệm phòng - chống dịch bệnh nên đàn gà chết hơn 100 con.

Đạt chia sẻ: 4 tháng đầu thực hiện mô hình, khó khăn chồng chất khó khăn, nguồn thức ăn chăn nuôi chưa thích hợp rồi dịch bệnh trên đàn gà, đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi cũng gặp khó khăn, tưởng chừng phải bỏ cuộc. Nhưng nhờ sự kiên trì và một chút may mắn, tôi đã tìm đúng loại thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi hợp lý cho đàn gà.

Cần hợp tác để phát triển

Bán lứa gà đầu tiên, tính ra không có lãi. Không nản chí, lứa thứ 2, Đạt đầu tư nuôi 500 con gà. Lần này, Đạt đi tham quan mô hình chăn nuôi gà ở Lạc Thuỷ và Yên Thuỷ. Mô hình nuôi gà của Đạt áp dụng phương pháp nuôi gà sạch, chỉ cho ăn ngô, thóc và thả gà tự ra rừng kiếm ăn. Lứa thứ 2, Đạt đem gà đi chợ bán, cho thu gần 40 triệu đồng, trừ hết chi phí coi như không có lãi. Đến lứa gà thứ 3, thứ 4 có kinh nghiệm, gà không bị chết dịch, cho thu lãi trên chục triệu đồng. Đến nay là lứa thứ 5 nuôi theo kiểu gối vụ, trong chuồng đang úm 500 gà con và 300 gà thương phẩm. Cái khó nhất hiện nay đối với Đạt là đầu ra chưa ổn định cộng với thiếu vốn mở rộng sản xuất. Hiện đang có trang trại nuôi gà ở Lạc Thuỷ đặt vấn đề liên kết với Đạt theo hình thức cung cấp 2.000 con gà giống rồi sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Theo tính toán thì chi phí con giống, thức ăn, thuốc thú y... cần 60 - 70 triệu đồng. Do đó, Đạt mong muốn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư nuôi gà. Đạt dự kiến 2 năm nữa thu hoạch rừng keo sẽ chuyển sang trồng bưởi và tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi gà, hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, Bùi Tiến Đạt luôn tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên. Nhận thấy trong thôn vẫn còn nhiều gia đình nghèo, nhiều thanh niên thất nghiệp, Đạt chủ động vận động các hộ gia đình tham khảo mô hình chăn nuôi gà của gia đình mình, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế của bản thân cho mọi người.

Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm làm giàu, Bùi Tiến Đạt đang có những bước đi vững chắc, trở thành tấm gương trong phong trào lập thân, lập nghiệp ở địa phương.


Đinh Thắng

 


Các tin khác


Chàng trai 9x thu gần 1 tỷ đồng mỗi năm từ mô hình kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Nhờ sự quyết tâm, cần cù, chịu khó, anh Bùi Văn Nghị, xóm Rị, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp, kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi. Mô hình đã và đang đem lại nguồn thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm cho chàng thanh niên người Mường luôn khao khát làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Hợp tác xã gà đồi Hương Nhượng - “bà đỡ” giúp phụ nữ khởi nghiệp

(HBĐT) - Từ tháng 11/2016, 12 hội viên nông dân xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đứng lên thành lập HTX gà đồi Hương Nhượng với mục tiêu khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương. Mới đi vào hoạt động hơn 1 năm, song nhờ sự nhiệt huyết, sáng tạo cùng những hướng đi mới, HTX gà đồi Hương Nhượng ngày càng khẳng định tên tuổi và được đánh giá là HTX điển hình tiên tiến, mô hình điểm được Liên minh HTX tỉnh đặc biệt quan tâm.

Bước ngoặt thành công của thanh niên 8X đam mê làm nông trại

(HBĐT) - Khoảng 3 năm trở lại đây, anh Nguyễn Văn Quân (sinh năm 1981) ở thôn Đồng Đễ, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) mới mạnh dạn nuôi gia cầm với quy mô lớn. Trước đó, việc chăn nuôi của gia đình anh ở mức lẻ tẻ, lợi nhuận không đáng kể. Dùng toàn bộ số tiền tích lũy, thế chấp để vay thêm vốn ngân hàng cùng với kinh nghiệm và quyết tâm tạo bước ngoặt, anh đã có được những thành công trên bước đường phát triển kinh tế nông trại.

Đưa cây trồng mới về làm giàu cho nông dân

(HBĐT) - Tự bỏ tiền túi, chị Lê Thị Vân, Giám đốc Công ty CP Inca Việt Nam đã mạo hiểm đầu tư cho người dân trồng loại cây mới. Sau những năm tháng lăn lộn, chị đã mang niềm hy vọng xóa đói, giảm nghèo cho người dân trong tỉnh.

Trở thành triệu phú nhờ nuôi lợn rừng

(HBĐT) - Trong khi giá thịt lợn trên thị trường giảm sâu, đầu ra bấp bênh khiến nhiều hộ chăn nuôi lo lắng thì những con lợn rừng của anh Hoàng Văn Thuận, xóm Quê Sụ, xã Cao Răm (Lương Sơn) vẫn xuất chuồng đều đặn. Chẳng những không rớt giá, mô hình nuôi lợn rừng đem lại cho anh Thuận thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng/năm.

Chàng thanh niên đưa thỏ ngoại lên núi

(HBĐT) - "Máu” làm kinh tế, cộng với cái duyên đã giúp chàng thanh niên ở "xứ lạnh” Quyết Chiến (Tân Lạc) tìm được hướng khởi nghiệp đầy hứa hẹn. Mô hình nuôi thỏ Newzealand (Niu di - lân) đã và đang đem lại những hiệu quả hết sức thiết thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục