(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội LHPN huyện Kỳ Sơn, chúng tôi lên xã vùng cao Độc Lập tìm gặp chị Đỗ Thị Hoa, xóm Can I. Quả thực chúng tôi không khỏi bất ngờ vì ở nơi vùng cao còn nhiều khó khăn này có người phụ nữ mạnh dạn, quyết đoán, năng động, sáng tạo và làm được nhiều việc có ích cho gia đình cùng hàng trăm hội viên phụ nữ tại địa phương.


Chị Đỗ Thị Hoa chia sẻ kinh nghiệm may bao bì với công nhân tại xưởng

Chia sẻ câu chuyện với chị Hoa trong ngôi nhà sàn của vợ chồng chị đang trong giai đoạn hoàn thiện, chị Hoa vui vẻ trò chuyện: "Nơi vùng cao còn nhiều khó khăn này, thứ giàu nhất là tình người và không gian sống trong lành”. Đời sống tuy còn nhiều khó khăn nhưng có duyên nợ với vùng đất nên chị và gia đình gắn bó và muốn làm được nhiều việc có ích cho quê hương.

Xuất phát điểm đầy khó khăn như bao gia đình khác ở mảnh đất vùng cao này. Vợ chồng chị Hoa lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Cũng trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán đủ nghề để có miếng cơm, manh áo và nuôi hy vọng làm giàu. Năm 2006, chị tham khảo kinh nghiệm làm chổi chít của bạn bè và học tập qua phương tiện thông tin đại chúng. Nhận thấy địa phương nguồn chít có sẵn, nhân công lao động dồi dào. Nhiều chị em không có việc làm, lúc nông nhàn phải đi làm ăn xa rất vất vả. Chị quyết vay mượn đầu tư mua chít, làm chổi. Thời gian đầu kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chị Hoa chia sẻ: "Mình chưa có nhiều kinh nghiệm, vốn vay đầu tư cũng khó, trong khi đó mua chít cần vốn cao. Thế rồi cứ cố gắng, quyết tâm và thành công”.

Tuy nhiên, để có được thành công từ kinh doanh chít cũng không đơn giản. Chị Hoa phải tìm đầu ra cho sản phẩm; tìm cơ sở đặt xưởng sản xuất. Từ trung tâm xã và các hộ công nhân đi tới nhà chị cũng xa. Chị đã sáng tạo đặt các xưởng làm chổi chit ở 3 xóm đông dân trong xã để tiện cho công nhân làm việc.

Từ những thành công bước đầu khi đầu tư kinh doanh chổi chít. Chị Hoa tích trữ được chút vốn để tiếp tục đầu tư và mua ô tô vận chuyển hàng hóa cho thuận tiện hơn. Chị cũng học lái xe để nhiều khi trực tiếp đi gom hàng, vận chuyển hàng cho tiện. Thế là không chỉ trong vai bà chủ, chị Hoa còn lái xe và nhiều khi kiêm bốc vác hàng hóa.

Hàng trăm lao động có việc làm thêm với thu nhập từ 2-3 triệu mỗi tháng. Tuy nhiên đó chưa phải là mong muốn của chị Hoa. Chị lại trăn trở tìm công việc đỡ vất vả hơn và có thu nhập ổn định cho chị em. Vậy là chị chuyển hướng đầu tư máy móc để may túi siêu thị, đến nay là may, gia công bao bì cho các nhà máy. Hiện chị có 18 máy may. Mỗi công nhân làm việc đều, chăm chỉ và nguồn hàng ổn định thu nhập mỗi tháng từ 4 - 5 triệu đồng.

Chị Bùi Thị Tám, xóm Sòng là công nhân gắn bó với gia đình chị Hoa hơn chục năm nay chia sẻ: Chị Hoa là tấm gương nghị lực trong cuộc sống và công việc mà tôi và nhiều chị em nể trọng. Không chỉ chăm chỉ làm việc, chị Hoa luôn gần gũi, chia sẻ với mọi người như người thân trong gia đình. Đặc biệt, tôi và nhiều chị em trong xã cảm ơn chị Hoa rất nhiều vì đã tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho gia đình lại không phải đi làm ăn xa, việc nhà vẫn lo toan được. Làm việc tại xưởng của gia đình chị Hoa chúng tôi được đi tập huấn nghề, được giao lưu với nhiều chị em. Cuộc sống gia đình ổn định hơn.

Dù đã có thành công cơ bản trong phát triển kinh doanh của gia đình nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn. Đó là trăn trở của chị Hoa và nhiều gia đình khác tại địa phương có ý tưởng đầu tư sản xuất, kinh doanh. Khó khăn đó là nguồn vốn đầu tư cho sản xuất ở xã vùng cao không được nhiều; quỹ đất để mở xưởng mong muốn được địa phương tạo điều kiện hơn; đó là các chương trình, dự án hỗ trợ nhiều hơn các lớp tập huấn nghề cho người dân thực tế, hiệu quả hơn… Đó cũng là quyết tâm của chị Hoa sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh khi có điều kiện thuận lợi hơn.

Hồng Duyên


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục