(HBĐT) - Đó chính là bí quyết giúp chàng thanh niên Bùi Văn Thắng, xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) vượt lên khó khăn, trở ngại để có được thành công ngày hôm nay.
Vụ mía này, gia đình Bùi Văn Thắng cho thu hoạch khoảng
1 - 1, 2 vạn cây.
Đưa chúng tôi đi thăm vườn mía trắng đang cho
thu hoạch, Thắng cho biết: Nhờ đã có kinh nghiệm trồng, chăm sóc nên mía của
gia đình tôi cho cây khá đều và đẹp. Hiện nay, giá mía ổn định, bán tại vườn
3.000 đồng /cây. Năm nay, dự kiến nhà
tôi cho thu khoảng 1 - 1, 2 vạn cây.
Cùng với mía trắng, nuôi gà thịt và gà đẻ được Thắng
lựa chọn là hướng phát triển kinh tế chính của gia đình. Tốt nghiệp THPT, sau
khi làm nhiều công việc nhưng không đem lại hiệu quả, năm 2013, Thắng bắt đầu
mạnh dạn đầu tư trồng mía và nuôi gà. Thắng khởi nghiệp với 1, 4 ha mía đường và 200 con gà thịt.
Trò chuyện với chúng tôi, Thắng cho biết: Khi bắt tay
vào phát triển kinh tế, em không có vốn, cũng không có kỹ thuật và kinh nghiệm
sản xuất nên phải lựa chọn phương án đầu tư nào chi phí ban đầu hợp lý nhất. Do
nhà có sẵn đất nên em chọn trồng mía đường và nuôi gà thịt, cho hiệu quả kinh
tế khá nên đã tiếp tục đầu tư mở rộng. Để việc chăn nuôi đi vào quy củ, đảm bảo
kỹ thuật, phòng chống bệnh cho gà, năm 2016, em xây dựng hệ thống chuồng trại
nuôi gà với diện tích gần 200 m2 gồm khu nuôi gà thịt và khu nuôi gà đẻ.
Để tìm đầu ra cho sản phẩm, Thắng đã chủ động liên kết
với các tư thương, các đầu mối bao tiêu sản phẩm gà thịt, các điểm bán lẻ gà
thịt có nhu cầu thường xuyên; làm việc với các lò ấp, có nhu cầu lấy trứng hàng
ngày để tiêu thụ trứng. Nhờ chủ động nên nhiều năm qua, sản phẩm gà thịt và
trứng gà của gia đình Thắng luôn có đầu ra ổn định, không có hiện tượng bị tồn
hàng, ép giá.
Tuy nhiên, thực tế thì mô hình phát triển kinh tế của
Thắng và gia đình không phải lúc nào cũng thuận lợi. Thắng chia sẻ: Đã có giai
đoạn em lao đao, có lúc tưởng phải bỏ, không thể tiếp tục trồng mía và nuôi gà
được do giá mía xuống thấp, khó bán. Có thời điểm mùa mưa, chuồng trại không
đảm bảo nên gà bị dịch bệnh, chết hơn 500 con, gần như "trắng” chuồng. Nhưng
không nản lòng trước khó khăn, thất bại, em đã cùng gia đình quyết tâm gây dựng
lại. Từ "thất bại” đó, em và gia đình đã rút ra bài học kinh nghiệm.
Cụ thể, Thắng không trồng mía trên toàn bộ diện tích
1, 5 ha mà chuyển 1ha sang trồng sắn làm
thức ăn cho gứ, chỉ để lại trồng mía khoảng 5.000m2. Đối với việc nuôi gà,
Thắng cũng tích cực tìm tòi, học tập, nghiên cứu các phương pháp kỹ thuật nuôi,
cách phòng bệnh, thức ăn… để gà có sức đề kháng tốt, không bị dịch bệnh. Nhờ
kiên trì vượt lên khó khăn mà Thắng đã xây dựng được mô hình kinh tế ổn định
với trên 5.000m2 mía và nuôi mỗi lứa khoảng 2.000 con gà.
Trò chuyện với chúng tôi về những dự định trong tương
lai, Thắng cho biết: Em nhận thấy mô hình phát triển kinh tế theo hướng chăn
nuôi kết hợp trồng trọt này khá hiệu quả, mỗi năm gia đình em có thể thu lãi
khoảng 250 triệu đồng. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với em hiện nay đó là
muốn mở rộng phát triển nhưng thiếu vốn. Em mong sẽ được vay các nguồn vốn hỗ
trợ sản xuất với lãi suất ưu đãi để mở rộng phát triển kinh tế.
Không chỉ tiên phong trong phát triển kinh tế, Thắng
còn là tấm gương Bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt huyết, người cán bộ công an xã
tận tụy, được nhân dân tin yêu.
Dương Liễu
(HBĐT) - Trên tay cầm chiếc túi bạt được may gia công, anh Bùi Văn Quyên, xóm Lựng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) giới thiệu với chúng tôi về quá trình làm giàu theo cách làm mới mà vợ chồng anh đã mạnh dạn chuyển đổi từ hơn 1 năm nay. Mô hình may gia công túi bạt xuất khẩu của gia đình anh Quyên không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
(HBĐT) - "Top 50 sản phẩm vàng chăn nuôi gia cầm Việt Nam năm 2016”, bằng khen "Thanh niên tiêu biểu vì cộng đồng” của Hội LHTN tỉnh năm 2017 và nổi bật nhất là giải thưởng "Sao Thần nông” của Hội Nông dân Việt Nam năm 2016 cùng hàng chục bằng khen khác, đó là bảng thành tích đáng mơ ước mà "tỉ phú gà ri” Bùi Đông Giang, xóm An Sơn 1, xã An Bình, huyện Lạc Thủy có được từ khi khởi nghiệp đến giờ.
(HBĐT) - Khoảng 3 năm trở lại đây, đảo Dừa thuộc địa phận xóm Săng Trạch, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) nức tiếng gần xa. Du khách nườm nượp đổ về không chỉ vào mùa lễ hội mà kéo dài suốt nhiều tháng trong năm. Người chủ đảo còn được du khách gọi với cái tên "vua”đảo Dừa là cha con ông Nguyễn Đình Tuy. Từ năm 2014 đến giờ, mọi công việc trên đảo được ông Tuy giao cho con trai là Nguyễn Đình Hạnh.
(HBĐT) - Nhìn cơ ngơi hiện tại, chúng tôi không ngờ rằng, ông chủ của doanh nghiệp năm nay mới 39 tuổi. Và càng khó tin hơn khi biết rằng, doanh nghiệp có lợi nhuận mỗi năm trên 1 tỷ đồng này lại được gây dựng từ đôi bàn tay trắng…
(HBĐT) - Nhờ sự quyết tâm, cần cù, chịu khó, anh Bùi Văn Nghị, xóm Rị, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp, kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi. Mô hình đã và đang đem lại nguồn thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm cho chàng thanh niên người Mường luôn khao khát làm giàu trên mảnh đất quê hương.
(HBĐT) - Từ tháng 11/2016, 12 hội viên nông dân xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đứng lên thành lập HTX gà đồi Hương Nhượng với mục tiêu khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương. Mới đi vào hoạt động hơn 1 năm, song nhờ sự nhiệt huyết, sáng tạo cùng những hướng đi mới, HTX gà đồi Hương Nhượng ngày càng khẳng định tên tuổi và được đánh giá là HTX điển hình tiên tiến, mô hình điểm được Liên minh HTX tỉnh đặc biệt quan tâm.