(HBĐT) - Cuộc sống đang ấm êm, công việc của một cô giáo tuy không giàu nhưng ổn định, luôn là hậu phương vững chắc cho chồng, chị Lê Thị Vân (số 89B, đường Bùi Thị Xuân, tổ 24, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình) đột ngột chuyển hướng sang công việc hoàn toàn mới và trên thực tế "không trải hoa hồng”, đó là trở thành doanh nhân. Kể từ đây chị xác định đối mặt với những thử thách trên thương trường.


Bài 1 - Bước ngoặt cuộc đời

Kể từ năm 2015, từ giã nghiệp "gõ đầu trẻ”, chị Vân chuyển một phần thời gian rồi cuối cùng là quyết định dùng toàn bộ thời gian cho công việc mới. Cũng từ đây, chị được biết đến với tên gọi chị Vân Sachi. Nữ doanh nhân chúng tôi muốn kể đang làm rất tốt vai trò một chủ doanh nghiệp Công ty CP Inca Việt Nam.

Cơ duyên với Sachi

Chưa từng học qua bất cứ trường lớp nào liên quan đến nghề dược, nghề y hay làm nông nghiệp, thế nhưng đến giờ, chị Vân lại tiếp xúc, gắn bó và đam mê với cây trồng có nguồn gốc nước ngoài và rất mới mẻ ở Việt Nam. Với chị, Sachi như thể đã cuốn hút chị, khiến chị không thể bứt khỏi đam mê mặc dù hồi đầu khi chưa tìm hiểu, đây chưa là mối bận tâm.

Đó là thời điểm năm 2012, 2013, khi nghe chồng chị - người đồng sáng lập Công ty CP Inca Việt Nam sau này nhắc đến cây Sachi và bàn với vợ sẽ thử nghiệm trồng, chị không ủng hộ ngay. Bởi một lẽ, chồng chị từng mày mò, nghiên cứu trồng không ít loại cây thông thường nhưng đều thất bại, lý do cốt lõi nhất là "mình học sau, làm sau người ta”. Như chị Vân tâm sự thì một anh bạn khá thân thiết của chồng chị ở Hà Nội, trong một chuyến thăm quan tại đất nước xứ sở Chùa Vàng thấy cây Sachi hay nên rủ chồng chị cùng làm. Mối bận tâm của chị Vân chỉ thực sự bắt đầu khi hai vợ chồng lên mạng quốc tế xem về loại cây này. Càng xem càng say để rồi sau đó, chị quyết định gặp gỡ anh bạn thân của chồng cùng bàn bạc, phân tích thấu đáo, nhìn thấy những khả thi trong tương lai nếu tiến hành làm đối với loại cây trồng, sản phẩm còn rất mới ở Việt Nam.


Theo tài liệu nghiên cứu thì cây Sachi (Sacha Inchi) có nguồn gốc từ rừng Amazon, nơi những người thổ dân INCA đã dùng từ hàng nghìn năm nay như một loại thực phẩm tăng cường sức khỏe và khéo dài tuổi thọ. Sachi hiện được trồng tại một số nước trong khu vực Đông Nam á như Thái Lan, Malaysia, Campuchia… Tại Việt Nam, Công ty CP Inca Việt Nam do doanh nhân Lê Thị Vân quản lý, điều hành là công ty đầu tiên tiến hành trồng thử nghiệm và phổ biến đại trà.

"Thất bại là mẹ thành công”

Bài học này luôn đúng với những gì chị Vân đã trải qua thuở đầu khởi nghiệp. Công ty CP Inca Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực chính nghiên cứu, trồng, chế biến các sản phẩm từ cây Sacha inchi (Inca). Trên bước đường chập chững sản xuất, kinh doanh, chị Vân không thể thiếu những cộng sự, đó là 2 cổ đông còn lại và cố vấn kỹ thuật PGS. TS Nguyễn Thị Trâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Sinh học. PGS. TS Nguyễn Thị Trâm cũng là người từ đầu đến giờ giúp chị đắc lực trong nghiên cứu cũng như xây dựng vùng nguyên liệu.

Tại vùng cao xã Cao Sơn (Đà Bắc), chị lựa chọn xây dựng thí điểm vùng nguyên liệu sachi trên diện tích 10 ha. Doanh nghiệp tuyên truyền, vận động người dân làm và đầu tư 100% vật tư, cây giống. Tiếc thay, lần đầu làm cũng là lần chị Vân nếm trải thất bại. Diện tích triển khai trồng vào những tháng cuối năm 2015 thì vào tháng 1/2016, miền Bắc hứng chịu một đợt rét đậm, rét hại lịch sử. Toàn bộ diện tích Sachi bị chết cóng, rụng hết lá. Vì muốn cứu vãn, PGS.TS Trâm và chị đã vận động bà con cắt sát gốc phần cành chết rồi tiến hành ủ ấm gốc chờ đến mùa xuân cây sẽ nảy mầm. Tuy nhiên lúc này, người dân không tin, đã phát dọn đi trồng thay thế cây khác hoặc bỏ mặc. Chỉ còn 3 vườn làm theo là được cho thu quả vào năm sau.

Nhớ lại thất bại khi trồng thí điểm cây sachi ở vùng cao Đà Bắc, chị Vân cho rằng, đó là do cách làm và thiếu về kinh nghiệm, đổi lại chị tìm ra, phân tích được nguyên nhân, bất cập để khắc phục nó. Suốt năm 2016, chị phối hợp cùng PGS.TS Trâm nghiên cứu, hình thành quy trình phát triển vùng nguyên liệu. Cùng với đó, chị đi khắp các huyện, thành phố trong tỉnh, kể cả các tỉnh bạn để tuyên truyền, vận động, tìm người trồng. Tuy nhiên, chị không tiếp tục chọn trồng ở vùng đã thất bại.

Không phụ niềm đam mê, tâm huyết của chị Vân, cho đến nay, vùng trồng nguyên liệu Sachi đã mở rộng ở 10/11 huyện, thành phố (trừ huyện Lạc Thủy) với diện tích 50 ha và vùng ngoại tỉnh trồng 50 ha. Tuy đang ở giai đoạn trồng mô hình nhưng cây Sachi đã bước đầu tạo niềm tin đối với nông dân nhờ mang đến thu nhập và đầu ra ổn định. Công ty hợp đồng với các nhóm hộ và tổ chức thu mua toàn bộ nguyên liệu của bà con với thời hạn hợp đồng 10 năm. Không chỉ thu mua quả Sachi như các doanh nghiệp khác mà chị còn thu mua cả lá cho bà con. "Trăm nghe không bằng một thấy”, khi kết quả thực tế đã rõ ràng, độ tin cậy của người trồng đối với doanh nghiệp được nâng lên. Người trồng sachi yên tâm vì có được lợi ích lâu dài bởi chu kỳ tận thu kéo dài cả chục năm, đầu ra không phải lo, thu nhập từ trồng sachi cao từ 3 - 5 lần so với ngô, lúa.(Còn nữa)


Bùi Minh


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục