(HBĐT) - Những năm trước, người nuôi cá trên lòng hồ sông Đà sợ nhất lũ đầu mùa và bệnh dịch do ký sinh trùng gây ra. Các suối đổ nước về lòng hồ mang theo độc tố làm cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, anh Đinh Văn Linh ở xóm Tráng, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã khắc phục được những hạn chế và nuôi cá thành công. Từ kinh nghiệm của mình, anh không chỉ làm giàu mà đang "kéo” hàng trăm hộ trở lại với nghề nuôi cá lồng.
Sau 2 năm nuôi cá lồng trên lòng
hồ thất bại, anh Đinh Văn Linh, xóm Tráng, xã Bình Thanh (Cao
Phong) đã tìm ra bí quyết nuôi cá lớn nhanh, ít bệnh, cho thu nhập hàng trăm triệu
đồng/năm.
Ngày xưa các cụ có câu "Nuôi cá như gá bạc”, ví
chuyện nuôi cá làm ăn như đánh bạc. Gặp năm làm ăn thuận lợi trở thành triệu
phú nhưng cũng có thể trắng tay vì nuôi cá. Đối với nuôi cá lồng trên vùng lòng
hồ sông Đà cũng không ngoại lệ. Nhiều gia đình bao năm gắn bó với nghề cá phải
bỏ nghề bởi dòng nước "đỏng đảnh” thất thường bởi thời tiết.
Tráng là xóm vùng lòng hồ, khó khăn nhất của xã Bình
Thanh với hơn 100 hộ. Nhiều năm nay bà con nơi đây sinh sống bằng nông nghiệp
và đánh bắt thủy sản. Những năm trước đây, bà con tự làm lồng nuôi cá. Tuy
nhiên, do nguồn nước và dịch bệnh nên năm được, năm mất. Nhiều hộ phải bỏ lồng
không nuôi. Sinh ra và lớn lên tại xóm Tráng, anh Linh cũng như bao gia đình
khác sống chủ yếu bằng trồng ngô, sắn và đánh bắt thủy sản. Năm 2014, anh theo
một vài hộ trong xóm vay tiền đầu tư nuôi cá lồng. Ngoài công sức và vật tư như
tre, luồng tự có, anh bỏ ra hơn 10 triệu mua giống cá trắm cỏ, trắm đen và lưới
để nuôi 2 lồng. Sau vài tháng chăm sóc tốt, cá lớn nhanh. Vào khoảng đầu tháng
5, khi những trận mưa đầu mùa đổ xuống, nước ở các suối chảy ra sông. Nước đục,
nhiều tạp chất nên cá trong lồng của anh chết hết. Không nản trí, năm sau anh
tiếp tục đầu tư vốn làm thêm lồng với chi phí hơn 30 triệu đồng. Cũng như năm
trước, sau vài tháng dốc sức, đàn cá của anh bị chết phải bán đổ bán tháo. Lúc
này anh thấy hầu hết những nhà nuôi cá gần bờ cá đều bị chết. Khi anh ra xa bờ
múc nước về, thấy nước vẫn trong. Anh sang xã Thung Nai tìm hiểu nuôi cá thì
thấy một vài hộ nuôi gần bờ cá đều bị chết do thiếu ô xi. Có một hộ mang lồng
ra xa bờ nuôi thì không bị chết.
Năm 2016, anh vay thêm vốn tiếp tục đầu tư nuôi 10
lồng và kéo lồng ra xa bờ. Tuy công chăm sóc hàng ngày vất vả như vận chuyển
thức ăn, trông coi bảo vệ nhưng cá lại an toàn vào đầu mùa mưa. Cuối năm
đó, lồng cá của anh cho thu hoạch gần
trăm triệu đồng. Nuôi thành công, có nguồn động viên, khích lệ anh tiếp tục vay
thêm vốn ngân hàng đầu tư 20 lồng cá. Từ lồng bằng tre, luồng, anh mạnh dạn đầu
tư lồng sắt. Mỗi năm gia đình anh xuất hơn 4 tấn cá thương phẩm ra thị trường,
thu về vài trăm triệu đồng.
Một trong những khó khăn nhất của nuôi cá lồng là
nguồn nước vào mùa mưa và bệnh do ký sinh trùng gây ra. Khi đã phòng tránh
được, lồng cá của anh thỉnh thoảng mới bị bệnh. ở ao, hồ, việc phòng bệnh cho
cá dễ dàng với hình thức khử trùng cho nước. Nhưng với mặt nước rộng như lòng
hồ thì không thể áp dụng được. Qua tài liệu, sách, báo và kinh nghiệm nuôi cá
anh học được thì cho cá ăn tỏi là biện pháp tốt nhất. Sau khi cá bị bỏ đói vài
ngày, tỏi đập dập thả xuống là cá ăn. Không những phòng bệnh ký sinh trùng mà
tỏi còn là kháng sinh để phòng nhiều bệnh cho cá. Anh Linh cho biết: Cách phòng
bệnh này tôi áp dụng 3 năm nay rất hiệu quả. So sánh với những lồng không cho
ăn tỏi thì cá ở lồng ăn tỏi khỏe mạnh, lớn nhanh mà ăn rất khỏe. Điều quan
trọng nữa là đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng kể cả khi vừa cho ăn cũng có
thể xuất bán được.
Từ cách làm thành công của anh Đinh Văn Linh, nhiều
người trong xóm đã học tập, kéo bè ra xa để nuôi cá. Giờ đây, hợp tác xã nuôi
cá lồng xã Bình Thanh do anh làm chủ nhiệm đã có 23 hộ tham gia nuôi với hàng
trăm lồng. Mỗi năm, hợp tác xã xuất ra thị trường vài chục tấn cá, giải quyết
việc làm cho gần 100 lao động. Nhiều hộ từ đó vươn lên làm giàu, có cuộc sống
ổn định.
Việt Lâm
(HBĐT) - Ông Hoàng Duy Phương, sinh năm 1950 trong một gia đình nghèo hiếu học. Sau 40 năm làm giáo viên công tác tại Phòng giáo dục huyện Yên Thuỷ trong đó có 35 năm làm cán bộ quản lý. Đến nay, mặc dù đã bước sang tuổi "thấp thập cổ lai hy” nhưng ông Hoàng Duy Phương Giám đốc Công ty TNHH Nam Sơn vẫn khá nhanh nhẹn.
(HBĐT) - Từ nông dân bao năm sống trong cảnh bần hàn, ông Nguyễn Duy Lành (SN 1958) ở thôn Bột, xã Phú Thành (Lạc Thủy) vươn lên trở thành điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và toàn quốc. Vinh dự lớn mà ông có được khi tham dự Hội nghị nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V, năm 2017 là nhà nông duy nhất của tỉnh được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có những thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2016.
(HBĐT) - Miệng nói, tay làm và luôn làm việc một cách say mê, trách nhiệm- đó là cảm nhận của riêng tôi về chị Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương Sơn - "bà chủ” của những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Tiếp xúc với chị em xã viên ở các HTX nông sản hữu cơ của huyện Lương Sơn, họ xa gần nói rằng: Chị Lan chính là "bà đỡ” để nông dân Lương Sơn khởi nghiệp.
(HBĐT) - Cách đây hơn 2 năm, từ ý tưởng của anh Quách Thế Ngọc, Bí thư Tỉnh Đoàn (nay là Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy), CLB Thanh niên làm kinh tế của tỉnh đã thành lập, tập hợp những gương mặt thanh niên được nhận giải thưởng Lương Đình Của và những thanh niên mang trong mình hoài bão làm giàu trên mảnh đất quê hương.
(HBĐT) - Đó chính là bí quyết giúp chàng thanh niên Bùi Văn Thắng, xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) vượt lên khó khăn, trở ngại để có được thành công ngày hôm nay.
(HBĐT) - Ngày 8/8/2017, Liên hiệp HTX Cam Cao Phong tại khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) được thành lập. Liên hiệp hình thành là dấu mốc quan trọng về hình thức liên kết mới trong sản xuất - kinh doanh - công nghệ. Bốn HTX: Hà Phong, Nông nghiệp Số, Nông nghiệp và dịch vụ Phúc Linh, Nông nghiệp và dịch vụ ánh Xuân cùng liên kết để khởi nghiệp. Đây là liên hiệp đầu tiên tại vùng Tây Bắc và được coi là bước đột phá mới.