(HBĐT) - Đến thăm gia đình anh Khương Xuân Thưởng sinh năm 1977, xóm Xèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) thật bất ngờ khi nghe anh kể về cách khởi nghiệp với nghề chế biến tinh bột dong riềng, sản xuất miến sạch. Nguyên liệu chính từ những cây trồng cây trồng chủ lực hàng chục năm nay của người dân trong xã cũng như những vùng lân cận


Cơ sở sản xuất miến dong sạch của hộ gia đình anh Khương Xuân Thưởng, xóm Xèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc)

Anh Khương Xuân Thưởng cùng với bố mẹ lên với mảnh đất Cao Sơn từ ngày anh còn là một cậu bé. Lớn lên trong gian khó bởi thực tại kinh tế chung của cả khu vực. Nhưng với đức tính cần cù chăm chỉ lao động sản xuất, gia đình anh Khương Xuân Thưởng từng bước vươn lên làm giàu, tạo được việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Những ngày đầu mới lập gia đình riêng gặp rất nhiều khó khăn, hai vợ chồng anh phải bươn chải kiếm sống. Tuy nhiên, với quyết tâm tìm cách vươn lên, anh đã làm đủ thứ nghề từ bán hàng tạp hóa cho đến buôn bán nông sản. Thậm chí anh buôn luôn cả cây dong riềng thu mua ở Đà Bắc mang về xuôi để bán.

Theo anh Thưởng, Đà Bắc hiện có xã Cao Sơn là trồng dong riềng nhiều nhất với khoảng 300ha, trong đó riêng xóm Xèo đã chiếm 1/2 diện tích với 150 ha. Sản lượng cả vùng ước đạt khoảng 25.000 tấn/vụ, với giá bán 1.000 đồng/kg, mỗi ha dong riềng có thể cho thu khoảng 100 - 120 tấn, đạt trên 100 triệu đồng . Ngoài ra người dân còn trồng xen cây ngô vào diện tích dong riềng cho nên thu nhập người dân cũng tăng lên đáng kể hàng chục triệu đồng cho mỗi ha.

Kể về cơ duyên đưa anh Thưởng khởi nghiệp từ cây trồng chính trên quê hương của mình, anh cho hay, cách đây chừng 4 năm, khi ấy giá cây dong riềng xuống rất thấp, tư thương dưới xuôi lên Đà Bắc ép giá chỉ còn 300 -500 đồng/kg. Với giá ấy nếu bán cũng không lời nhiều, nhiều khi tư thương không đến mua kịp, các hộ đã phải cho người khác đến đào lấy hết củ để đảm bảo có đất để trồng vụ mới.

Thời điểm những năm 2013 - 2014, thuê xe chở từ Cao Sơn về dưới Dương Liễu hay Đan Phượng (Hà Nội) để bán riêng tiền công chi phí cho một xe tải hơn chục tấn vào khoảng 2,5 triệu đồng. Điều bất cập trong chế biến tinh bột, phải 10 xe mới thu được có hơn 1 xe bột do vậy, cước vận chuyển là chi phí rất lớn đối với giá thành dong riềng.

May mắn cho anh Khương Xuân Thưởng do đi nhiều, mỗi lần chờ đổ hàng anh đều quan sát người dân các làng nghề chế biến dong riềng. Trong lúc chán nản về buôn bán anh bất chợt nảy ra ý định sao không đầu tư chế biến tinh bột ngay trên quê hương mình vừa đỡ công vận chuyển, vừa hạ giá thành đáng kể khi tiền nhân công thấp. Từ đó có điều kiện thu mua ổn định cả về giá và sản lượng cho bàn con nhân dân.

Về bàn bạc với gia đình, anh Khương Xuân Thưởng đã nhận được luôn sự ủng hộ, ngay sau đó anh bắt tay vào tìm hướng đầu tư. Cũng may gia đình anh có ít vốn liếng tích cóp buôn bán nhiều năm cùng vay mượn bạn bè, thế chấp ngân hàng nên huy động đủ số tiền khoảng 4 tỷ đồng để đầu tư trang thiết bị sản xuất ban đầu.

Qua đi tìm hiểu thêm một số địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, anh Khương Xuân Thưởng bắt tay vào làm tinh bột sạch. Đồng thởi, đầu tư vào dây chuyền sản xuất miến sạch mà không nhiều cơ sở có điều kiện làm. Ví dụ như chỉ riêng chất tẩy trắng, ở những làng nghề thì ngay nguồn nước ngầm đã ô nhiễm nói gì đến miến sạch được. Chưa nói đến việc tẩy trắng còn được dùng bằng axit cho đỡ tốn nước.

Còn ở cơ sở của mình, do nguồn nước luôn thừa nên toàn bộ quy trình anh Khương Xuân Thưởng luôn tuân thủ và không dùng bất cứ hóa chất nào trong sản xuất tinh bột cũng như miến rong.

Theo anh Thưởng, để có miến sạch, thứ nhất phải do nguồn nước, thứ nữa là dây chuyền sản xuất đầu tư mới...Do cả hai điều đó anh đều có lợi thế nên sản phẩm tinh bột và miến rong của anh được khá nhiều người đánh giá cao.

Được biết, cơ sở luôn mua với giá từ 1.000 đồng/kg dong củ. Trong khi đó giá bán mỗi một kg miến sạch của cơ sở anh Khương Xuân Thưởng hiện vào khoảng 45.000 đồng/1kg chưa có bao bì. Còn có bao bì thì lên đến 70.000 đồng/kg.

Cơ sở của anh có năng lực chế biến được khoảng 15.000 tấn dong riềng, sản xuất được khoảng 1.000 tấn miến mỗi năm. Tuy nhiên năm 2018, dự kiến trong 3 tháng cuối năm tới đây anh sẽ chế biến khoảng 5.000 tấn củ dong, tăng 100% so với năm trước, bằng trên 30% công suất tối đa.

Nếu đạt đủ công xuất và bán với giá bình quân khoảng 40 - 50 nghìn đồng/kg cũng thu về cho anh Khương Xuân Thưởng từ 40 - 50 tỷ đồng, trừ hết chi phí cũng cho lợi nhuận hàng chục tỉ đồng.

Hiện, anh Khương Xuân Thưởng đang mở rộng thêm cơ sở sản xuất chế biến miến dong mới cạnh suối Láo cũng trên địa bàn xã Cao Sơn. Nơi đây ngoài nguồn nước rất sẵn mặt bằng diện tích lên đến khoảng 5ha cũng khá thuận lợi việc cho nhà xưởng cũng như khu vực phơi miến. Tính cho đến nay tổng mức đầu tư cho các dây chuyền, trang thiết bị, máy móc, phương tiện...đã lên đến trên dưới 7 tỷ đồng.

Trong thời gia tới đây anh Khương Xuân Thưởng sẽ cho hoạt động hết công suất dây chuyền chế biến, thu hút hàng chục lao động nông nhàn tại địa phương với mức thu nhập ổn định. Đồng thời mở rộng hợp tác với một số đối tác ngoài tỉnh vừa xây dựng thương hiệu vừa đảm bảo là nguồn cung cấp sản phẩm sạch cho các cơ sở sản chế biến thực phẩm trong và ngoài tỉnh.

"Điều rất vui mừng chính là việc lãnh đạo huyện Đà Bắc cũng như các phòng ban của huyện luôn rất quan tâm và tạo nhiều thuận lợi, thậm chí không ngại ngần quảng bá thương hiệu giúp cho sản phẩm miến sạch của gia đình tôi bất cứ khi nào có cơ hội" - anh Khương Xuân Thưởng cho hay.

 

                                                                                         H.Trung

Các tin khác


Những tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong lao động, sáng tạo

(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, các cấp Hội LHPN tỉnh không ngừng phát huy tính chủ động, sáng tạo, đổi mới phương thức hoạt động, tạo phong trào thi đua sâu rộng, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia, ủng hộ; qua đó xuất hiện nhiều gương cá nhân tiêu biểu.

Ông Hoàng Duy Phương Khởi nghiệp ở tuổi thất thập

(HBĐT) - Ông Hoàng Duy Phương, sinh năm 1950 trong một gia đình nghèo hiếu học. Sau 40 năm làm giáo viên công tác tại Phòng giáo dục huyện Yên Thuỷ trong đó có 35 năm làm cán bộ quản lý. Đến nay, mặc dù đã bước sang tuổi "thấp thập cổ lai hy” nhưng ông Hoàng Duy Phương Giám đốc Công ty TNHH Nam Sơn vẫn khá nhanh nhẹn.

Nhà nông Nguyễn Duy Lành vượt khó khởi nghiệp

(HBĐT) - Từ nông dân bao năm sống trong cảnh bần hàn, ông Nguyễn Duy Lành (SN 1958) ở thôn Bột, xã Phú Thành (Lạc Thủy) vươn lên trở thành điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và toàn quốc. Vinh dự lớn mà ông có được khi tham dự Hội nghị nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V, năm 2017 là nhà nông duy nhất của tỉnh được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có những thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2016.

“Bà đỡ” cho nông dân khởi nghiệp

(HBĐT) - Miệng nói, tay làm và luôn làm việc một cách say mê, trách nhiệm- đó là cảm nhận của riêng tôi về chị Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương Sơn - "bà chủ” của những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Tiếp xúc với chị em xã viên ở các HTX nông sản hữu cơ của huyện Lương Sơn, họ xa gần nói rằng: Chị Lan chính là "bà đỡ” để nông dân Lương Sơn khởi nghiệp.

Nâng bước thanh niên nông thôn khởi nghiệp

(HBĐT) - Cách đây hơn 2 năm, từ ý tưởng của anh Quách Thế Ngọc, Bí thư Tỉnh Đoàn (nay là Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy), CLB Thanh niên làm kinh tế của tỉnh đã thành lập, tập hợp những gương mặt thanh niên được nhận giải thưởng Lương Đình Của và những thanh niên mang trong mình hoài bão làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục