(HBĐT) - Ông Hoàng Duy Phương, sinh năm 1950 trong một gia đình nghèo hiếu học. Sau 40 năm làm giáo viên công tác tại Phòng giáo dục huyện Yên Thuỷ trong đó có 35 năm làm cán bộ quản lý. Đến nay, mặc dù đã bước sang tuổi "thấp thập cổ lai hy” nhưng ông Hoàng Duy Phương Giám đốc Công ty TNHH Nam Sơn vẫn khá nhanh nhẹn.

 


Ông Hoàng Duy Phương (đội mũ đứng giữa) giới thiệu với đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCHT.ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác của tỉnh về công nghệ sản xuất gạch không nung của Công ty TNHH Nam Sơn.

Đưa tôi đi tham quan xưởng sản xuất, ông chia sẻ: "Năm 2010, sau khi về hưu, tôi đã viết đơn xin vào chi hội người cao tuổi khu phố 7, thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thủy. Năm 2012, Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện phát động phong trào tuổi cao gương sáng với chủ đề "Người cao tuổi sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng” để phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở địa phương và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020. Do vậy, năm 2014 gia đình đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng thành lập Công ty TNHH Nam Sơn, mua lại mỏ đá thôn Yên Bình, xã Đoàn Kết để khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng, phục vụ nhu cầu sản xuất cho bà con trên địa bàn và khu vực lân cận với tổng mức đầu tư 8, 5 tỷ đồng, trong đó vốn tự có 5 tỷ đồng, vốn vay 3, 5 tỷ đồng”. 

Năm 2016, thực hiện Quyết định số 1469 /QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,. ông Hoàng Duy Phương đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung, số vốn đầu tư cả mỏ đá và dây chuyền sản xuất gạch không nung là 21 tỷ đồng.

ông chia sẻ: "Sử dụng gạch không nung làm vật liệu xây dựng không những tiết kiệm được nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường mà còn có cường độ chịu lực cao, khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm tốt.

Đến nay, mọi hoạt động ở xưởng sản xuất gạch không nung của Công ty TNHH Nam Sơn đều được tự động hóa tối đa. Năm 2016, sản lượng gạch đạt 3 triệu viên, gồm các loại gạch chỉ đặc, gạch chỉ 2 lỗ và gạch 3 vanh. Năm 2017, sản lượng tăng lên 6 triệu viên. Đồng thời, Công ty tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền sản xuất gạch Tazero với tổng mức đầu tư gần 900 triệu đồng, trong đó kinh phí khuyến công tỉnh Hòa Bình hỗ trợ 194 triệu đồng.

Năm 2018, ông Phương tiếp tục đầu tư mở rộng nhà xưởng và các công trình phụ trợ với tổng mức đầu tư 9 tỷ đồng, trong đó vốn chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển KT -XH nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 của Bộ Khoa học và Công nghệ là 4, 03 tỷ đồng. Dự kiến cuối năm nay duy chuyền sẽ đi vào hoạt động, tạo việc làm cho khoảng 20 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng /người/tháng. Dự tính doanh thu năm 2018 của doanh nghiệp khoảng 9, 5 tỷ đồng.

ông Phương chia sẻ thêm: "Nguyên liệu sản xuất chính là mạt đá, xi măng và bột màu. Trong đó, đá bề mặt được khai thác ngay tại mỏ của công ty. Gạch không nung có đặc tính vượt trội so với các loại gạch khác ở độ bền, kích cỡ chuẩn xác, độ chịu lực cao gấp 2 lần, giá chỉ bằng 70 - 75% giá gạch bằng đất sét nung.”

Từ những việc làm trên của công ty, đến nay, người dân trên địa bàn xã Đoàn Kết nói riêng và huyện Yên Thủy nói chung dần thay đổi tư duy về sử dụng gạch không nung vào xây dựng công trình. Năm 2016, doanh thu của công ty đạt 4, 9 tỷ đồng. Sản phẩm gạch của công ty được cấp giấy chứng nhận hợp quy, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn VN ISO 9001:2008.

Mới đây, đoàn công tác của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh đã đến thăm mô hình sản xuất gạch không nung của Công ty TNHH Nam Sơn. Đoàn công tác đánh giá rất cao hiệu quả của mô hình, coi đây là mô hình mới cần được nhân rộng và phát triển trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tới.

Ngoài làm ra sản phẩm phục vụ xã hội tăng thu nhập cho gia đình, bản thân ông Hoàng Duy Phương và công ty luôn tích cực tham gia công tác từ thiện như trao quà, tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó. Tặng quà Tết cho người nghèo, các phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, tham gia ủng hộ vật liệu xây dựng cho phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương như làm đường nông thôn, đường nội đồng, xây dựng nhà văn hoá thôn, thăm hỏi động viên kịp thời những gia đình có việc tang, việc hiếu … với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng.

ông Phương luôn được các cấp các ngành ghi nhận là doanh nhân "Tuổi cao - gương sáng” không ngừng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, biết xây dựng mối đoàn kết gia đình, đơn vị và chăm lo đời sống của người lao động. ông được Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện Yên Thủy đề nghị Hội Người cao tuổi tỉnh Hoà Bình công nhận cá nhân đã có thành tích tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2017.

                                                                          Xuân Thiên (Đài Yên Thủy)

Các tin khác


Cùng khởi nghiệp với mô hình Liên hiệp hợp tác xã đầu tiên ở Tây Bắc

(HBĐT) - Ngày 8/8/2017, Liên hiệp HTX Cam Cao Phong tại khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) được thành lập. Liên hiệp hình thành là dấu mốc quan trọng về hình thức liên kết mới trong sản xuất - kinh doanh - công nghệ. Bốn HTX: Hà Phong, Nông nghiệp Số, Nông nghiệp và dịch vụ Phúc Linh, Nông nghiệp và dịch vụ ánh Xuân cùng liên kết để khởi nghiệp. Đây là liên hiệp đầu tiên tại vùng Tây Bắc và được coi là bước đột phá mới.

Sáng tạo khởi nghiệp và thành công nơi vùng cao Độc Lập

(HBĐT) - Xuất phát điểm đầy khó khăn như bao gia đình khác ở mảnh đất vùng cao Độc Lập, Kỳ Sơn. Chị Hoa và gia đình đã lập nghiệp với hai bàn tay trắng nhưng nhờ mạnh dạn, dám nghĩ dám làm chị đã thành công với mô hình xưởng may bao bì. Góp phần tăng thêm thu nhập và tạo việc làm cho hơn chục lao động nữ tại địa phương.

Sáng tạo khởi nghiệp ở vùng cao Độc Lập

(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội LHPN huyện Kỳ Sơn, chúng tôi lên xã vùng cao Độc Lập tìm gặp chị Đỗ Thị Hoa, xóm Can I. Quả thực chúng tôi không khỏi bất ngờ vì ở nơi vùng cao còn nhiều khó khăn này có người phụ nữ mạnh dạn, quyết đoán, năng động, sáng tạo và làm được nhiều việc có ích cho gia đình cùng hàng trăm hội viên phụ nữ tại địa phương.

Lên rừng lập nghiệp

(HBĐT) - Đó là chàng trai trẻ Bùi Tiến Đạt, sinh năm 1993 tại xóm Lâu, xã Tập Lập (Lạc Sơn). Từ đầu xã hỏi thăm về chàng trai 9x một mình lên khai phá rừng làm trang trại nuôi gà ai cũng biết, người ta gọi với cái tên thân mật "Đạt Gà”. Mô hình Đạt đang thực hiện là sự kết hợp giữa ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi với sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm.

Chàng trai 8X mạnh dạn chuyển đổi cách làm giàu

(HBĐT) - Trên tay cầm chiếc túi bạt được may gia công, anh Bùi Văn Quyên, xóm Lựng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) giới thiệu với chúng tôi về quá trình làm giàu theo cách làm mới mà vợ chồng anh đã mạnh dạn chuyển đổi từ hơn 1 năm nay. Mô hình may gia công túi bạt xuất khẩu của gia đình anh Quyên không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Từ chàng trai mồ côi đến “tỉ phú gà ri” đất Lạc Thủy

(HBĐT) - "Top 50 sản phẩm vàng chăn nuôi gia cầm Việt Nam năm 2016”, bằng khen "Thanh niên tiêu biểu vì cộng đồng” của Hội LHTN tỉnh năm 2017 và nổi bật nhất là giải thưởng "Sao Thần nông” của Hội Nông dân Việt Nam năm 2016 cùng hàng chục bằng khen khác, đó là bảng thành tích đáng mơ ước mà "tỉ phú gà ri” Bùi Đông Giang, xóm An Sơn 1, xã An Bình, huyện Lạc Thủy có được từ khi khởi nghiệp đến giờ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục