(HBĐT) - "Đi đến nhiều nơi để thăm quan, học tập kinh nghiệm, cuối cùng tôi chọn mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) để phát triển kinh tế gia đình. Khởi nghiệp từ 3.000 con gà giống, đôi lúc cũng kiệt quệ vì dịch bệnh, giá cả bấp bênh nhưng bằng sự kiên trì, tôi đã trụ vững…” - ông Nguyễn Đình Lâm, thôn 3/2B, xã Thành Lập (Lương Sơn) đã chia sẻ như vậy khi dẫn chúng tôi đi thăm mô hình trang trại "bạc tỷ” của gia đình.


 

Ông Nguyễn Đình Lâm luôn duy trì nuôi hàng vạn con gà/lứa, nguồn thu nhập chính trong mô hình VAC của gia đình.

 

Chưa từng qua trường lớp đào tạo về trồng trọt, chăn nuôi nên vừa làm ông Lâm vừa học. ông có mặt đầy đủ ở các lớp tập huấn do Hội Nông dân huyện, xã và Trung tâm Khuyến nông- Khuyến lâm tổ chức. Tăng cường đọc sách, báo bổ sung kiến thức về KH-KT, đồng thời nghiên cứu nhu cầu thị trường để mở rộng sản xuất. Đọc, học và tóm lược lại vấn đề, ông Lâm thấy rằng phát triển sản xuất, chăn nuôi nhất định phải xen canh mới có kết quả bền vững. Vì vậy, ông quy hoạch cả khu trang trại rộng 3,5 ha trồng các loại cây ăn quả, chăn nuôi gà, vịt, lợn, bò và ao cá.

Năm 2009, ông Lâm bắt đầu nuôi thử nghiệm 3.000 con gà thịt. Chăm sóc cẩn thận, chu đáo, gà lại được giá nên chỉ trong một năm gia đình ông đã thu lãi. Có thêm lưng vốn, năm 2011, gia đình ông Lâm đầu tư mở rộng 2 trang trại chăn nuôi gà thịt với diện tích 1.500 m2, mỗi năm nuôi 4 lứa, mỗi lứa thả 10.000 con. Xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn với diện tích 200 m2, đảm bảo nuôi 200 con/lứa, mỗi năm 2 lứa. Tu sửa, nâng cấp ao rộng 1,3 ha để nuôi cá, mỗi năm thu 18 tấn cá thương phẩm các loại. Khu vườn được trồng nhiều loại cây ăn quả, chủ yếu là chuối. Những cây chuối mập mạp, trĩu nải tốn ít công chăm sóc, mỗi năm cũng đem lại cho gia đình ông nguồn thu trên 100 triệu đồng.

Những năm đầu mở rộng quy mô sản xuất, có lúc ông Lâm phải thuê tới 20 nhân công/ngày để đảm đương các phần việc như: vận chuyển thức ăn, vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh và cho ăn hàng ngày. Sau này, khi đã tích lũy được nguồn vốn, ông Lâm đầu tư máy móc để giải phóng sức lao động. Ngay như việc cho gia súc, gia cầm ăn hàng ngày, trước đây phải vận chuyển khoảng 60 bao tải thức ăn từ kho đến các máng ăn thì nay chỉ cần một người đứng bấm máy, thức ăn được đổ đến tận nơi. Có sự trợ giúp của máy móc, 2 năm trở lại đây, gia đình ông Lâm chỉ phải thuê 4 lao động. Chi phí ít đi, gia đình ông Lâm thu 2,5 - 3 tỷ đồng/năm từ mô hình trang trại VAC này, trừ chi phí mỗi năm thu lãi từ 1 - 1,8 tỷ đồng.

Qua 5 năm khởi nghiệp với mô hình VAC, ông Nguyễn Đình Lâm đã trở thành "tỷ phú”. ông được bình chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015” và danh hiệu "Vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam”. Nền tảng đó được duy trì cho đến hôm nay, gia đình ông Lâm vẫn giữ vị trí tốp cao trong phong trào "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” của tỉnh, huyện.

Lam Nguyệt


Các tin khác


Nhà nông Nguyễn Duy Lành vượt khó khởi nghiệp

(HBĐT) - Từ nông dân bao năm sống trong cảnh bần hàn, ông Nguyễn Duy Lành (SN 1958) ở thôn Bột, xã Phú Thành (Lạc Thủy) vươn lên trở thành điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và toàn quốc. Vinh dự lớn mà ông có được khi tham dự Hội nghị nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V, năm 2017 là nhà nông duy nhất của tỉnh được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có những thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2016.

“Bà đỡ” cho nông dân khởi nghiệp

(HBĐT) - Miệng nói, tay làm và luôn làm việc một cách say mê, trách nhiệm- đó là cảm nhận của riêng tôi về chị Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương Sơn - "bà chủ” của những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Tiếp xúc với chị em xã viên ở các HTX nông sản hữu cơ của huyện Lương Sơn, họ xa gần nói rằng: Chị Lan chính là "bà đỡ” để nông dân Lương Sơn khởi nghiệp.

Nâng bước thanh niên nông thôn khởi nghiệp

(HBĐT) - Cách đây hơn 2 năm, từ ý tưởng của anh Quách Thế Ngọc, Bí thư Tỉnh Đoàn (nay là Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy), CLB Thanh niên làm kinh tế của tỉnh đã thành lập, tập hợp những gương mặt thanh niên được nhận giải thưởng Lương Đình Của và những thanh niên mang trong mình hoài bão làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Không nản lòng trước thất bại

(HBĐT) - Đó chính là bí quyết giúp chàng thanh niên Bùi Văn Thắng, xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) vượt lên khó khăn, trở ngại để có được thành công ngày hôm nay.

Cùng khởi nghiệp với mô hình Liên hiệp hợp tác xã đầu tiên ở Tây Bắc

(HBĐT) - Ngày 8/8/2017, Liên hiệp HTX Cam Cao Phong tại khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) được thành lập. Liên hiệp hình thành là dấu mốc quan trọng về hình thức liên kết mới trong sản xuất - kinh doanh - công nghệ. Bốn HTX: Hà Phong, Nông nghiệp Số, Nông nghiệp và dịch vụ Phúc Linh, Nông nghiệp và dịch vụ ánh Xuân cùng liên kết để khởi nghiệp. Đây là liên hiệp đầu tiên tại vùng Tây Bắc và được coi là bước đột phá mới.

Sáng tạo khởi nghiệp và thành công nơi vùng cao Độc Lập

(HBĐT) - Xuất phát điểm đầy khó khăn như bao gia đình khác ở mảnh đất vùng cao Độc Lập, Kỳ Sơn. Chị Hoa và gia đình đã lập nghiệp với hai bàn tay trắng nhưng nhờ mạnh dạn, dám nghĩ dám làm chị đã thành công với mô hình xưởng may bao bì. Góp phần tăng thêm thu nhập và tạo việc làm cho hơn chục lao động nữ tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục