(HBĐT) - "So với cây ngô thì giá trị kinh tế từ cây sachi cao gấp 5, gấp 10 lần”, bằng cách tính giản đơn này cộng với tìm hiểu đặc tính, điều kiện tự nhiên thích hợp, anh Nguyễn Văn Hưng ở xóm Đồng Thành, xã Tân Thành (Lương Sơn) đã mạnh dạn chuyển đổi, trở thành người đầu tiên ở địa phương trồng và thành công khởi nghiệp với cây sachi.


Anh Nguyễn Văn Hưng, xóm Đồng Thành, xã Thành Lập (Lương Sơn) chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp từ cây sachi với hội viên nông dân.

Năm 2017, hộ ông Đinh Công Sắc ở xóm Đồng An cùng xã đã học theo anh Hưng trồng sachi với hơn 70 gốc được dựng cọc, giàn để sachi leo và trồng quanh khu vực vườn đồi của gia đình. ông Sắc hăm hở: Thấy chú Hưng trồng cây sachi hiệu quả, tôi bàn bạc với gia đình chuyển từ trồng ngô sang trồng giống cây này. Đến nay qua hơn 1 năm, gia đình tôi đã thu được lứa quả đầu tiên, còn lá, ngọn cũng đã thu để bán cho doanh nghiệp. Tuy là năm đầu nhưng trồng sachi lợi nhuận hơn trồng ngô, lúa. ưu điểm của cây sachi dễ chăm sóc lại cho thu gần như quanh năm, chu kỳ kéo dài 25 - 30 năm. Giá mỗi kg lá sachi hiện được thu mua 10.000 đồng, mỗi kg quả có giá 30.000 đồng. Ngoài ra khi cây già, cành sachi cũng có thể tỉa bán.

Bắt đầu trồng kể từ năm 2015, trải qua 3 mùa thu hái, anh Hưng đã có điều kiện thảnh thơi hạch toán nguồn lợi từ cây sachi mang lại. Anh phân tích, trước đây cũng với diện tích hiện đang trồng sachi, mỗi năm cây ngô cho thu 2 vụ, sản lượng khoảng trên 6 tấn, giá trị thu được trên 10 triệu đồng. Nhưng khi chuyển sang trồng sachi, giá trị mang lại vượt trội. Năm đầu tiên, sau khi trừ mọi chi phí, anh thu lãi gần 100 triệu đồng, tương ứng gấp 10 lần so với ngô. Ngoại trừ thời gian đầu phải mất nhiều công chăm bón, thời kỳ tiếp theo việc chăm sóc sachi khá nhàn, phù hợp với khả năng, điều kiện, trình độ của nhà nông. Về giàn chỉ cần thiết kế theo phương thẳng đứng, cột bê tông và dòng dây để thân sachi leo.

Khoảng 2 năm trở lại đây, từ cây sachi, mỗi năm anh Hưng được thu 5 tấn quả và trên 2 tấn lá, tương đương gần 180 triệu đồng. Trừ chi phí, anh thu lãi khoảng 150 triệu đồng/năm. Anh Hưng phấn khởi cho biết, so sánh với mặt bằng thu nhập ở nông thôn thì cây sachi đã giúp gia đình anh từ hộ kinh tế trung bình lên khá giả. Đáng nói hơn cả là sachi cho khả năng tận thu lớn với chu kỳ kéo dài tới mấy chục năm; lá, quả, cành đều được thu mua triệt để. Đặc biệt, hiện nay, vấn đề đặt ra với nông nghiệp, nông dân là đầu ra sản phẩm và giá cả. Kể từ khi được đưa về trồng trên đồng đất Tân Thành, sachi được thu mua với giá cả ổn định qua việc ký kết hợp đồng với doanh nghiệp theo hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Tiên phong trồng sachi ở địa phương, anh Hưng đã thu về thành quả không chỉ riêng cho gia đình mà còn là minh chứng thuyết phục để nông dân trong xã yên tâm, vững tin cây sachi sẽ là một cây trồng hiệu quả có thể giúp bà con lựa chọn phát triển kinh tế, giảm nghèo và hướng tới làm giàu. Đồng thời đang đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Hội Nông dân xã, anh Hưng đã tích cực tuyên truyền, vận động, giúp đỡ để hộ hội viên nông dân các xóm thực hiện chuyển đổi trồng cây sachi. Từ chỗ chỉ duy nhất anh trồng, đến nay trên địa bàn đã có 24 hộ trồng với tổng diện tích 6 ha. Lá, quả sachi bán rất chạy. Ngoài đơn vị tổ chức thu mua thì sachi gần như không có để cung ứng ra thị trường bên ngoài. Cùng với các hộ, anh tham gia mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ, trong đó, Công ty CP Inca Việt Nam là doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng tiêu thụ thời hạn 10 năm.

 


                                                                                          Bùi Minh

 

 



Các tin khác


“Bà đỡ” cho nông dân khởi nghiệp

(HBĐT) - Miệng nói, tay làm và luôn làm việc một cách say mê, trách nhiệm- đó là cảm nhận của riêng tôi về chị Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương Sơn - "bà chủ” của những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Tiếp xúc với chị em xã viên ở các HTX nông sản hữu cơ của huyện Lương Sơn, họ xa gần nói rằng: Chị Lan chính là "bà đỡ” để nông dân Lương Sơn khởi nghiệp.

Nâng bước thanh niên nông thôn khởi nghiệp

(HBĐT) - Cách đây hơn 2 năm, từ ý tưởng của anh Quách Thế Ngọc, Bí thư Tỉnh Đoàn (nay là Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy), CLB Thanh niên làm kinh tế của tỉnh đã thành lập, tập hợp những gương mặt thanh niên được nhận giải thưởng Lương Đình Của và những thanh niên mang trong mình hoài bão làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Không nản lòng trước thất bại

(HBĐT) - Đó chính là bí quyết giúp chàng thanh niên Bùi Văn Thắng, xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) vượt lên khó khăn, trở ngại để có được thành công ngày hôm nay.

Cùng khởi nghiệp với mô hình Liên hiệp hợp tác xã đầu tiên ở Tây Bắc

(HBĐT) - Ngày 8/8/2017, Liên hiệp HTX Cam Cao Phong tại khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) được thành lập. Liên hiệp hình thành là dấu mốc quan trọng về hình thức liên kết mới trong sản xuất - kinh doanh - công nghệ. Bốn HTX: Hà Phong, Nông nghiệp Số, Nông nghiệp và dịch vụ Phúc Linh, Nông nghiệp và dịch vụ ánh Xuân cùng liên kết để khởi nghiệp. Đây là liên hiệp đầu tiên tại vùng Tây Bắc và được coi là bước đột phá mới.

Sáng tạo khởi nghiệp và thành công nơi vùng cao Độc Lập

(HBĐT) - Xuất phát điểm đầy khó khăn như bao gia đình khác ở mảnh đất vùng cao Độc Lập, Kỳ Sơn. Chị Hoa và gia đình đã lập nghiệp với hai bàn tay trắng nhưng nhờ mạnh dạn, dám nghĩ dám làm chị đã thành công với mô hình xưởng may bao bì. Góp phần tăng thêm thu nhập và tạo việc làm cho hơn chục lao động nữ tại địa phương.

Sáng tạo khởi nghiệp ở vùng cao Độc Lập

(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội LHPN huyện Kỳ Sơn, chúng tôi lên xã vùng cao Độc Lập tìm gặp chị Đỗ Thị Hoa, xóm Can I. Quả thực chúng tôi không khỏi bất ngờ vì ở nơi vùng cao còn nhiều khó khăn này có người phụ nữ mạnh dạn, quyết đoán, năng động, sáng tạo và làm được nhiều việc có ích cho gia đình cùng hàng trăm hội viên phụ nữ tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục