(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội Nông dân huyện Lương Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của anh Nguyễn Văn Tươi ở xóm Sấu Hạ, xã Thanh Lương. Mới ngoài 30 tuổi, anh Tươi được biết đến là điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, vừa cần cù lại giỏi tính toán làm ăn. Anh hiện là tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ong lấy mật xóm Sấu Hạ.


Anh Nguyễn Văn Tươi, tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ong xóm Sấu Hạ, xã Thanh Lương (Lương Sơn) kiểm tra cầu ong.

Anh Tươi cho biết: Gần như toàn bộ thời gian và công sức tôi dành cho nghề ong. Ngoài việc nuôi, chăm sóc đàn on, bất cứ lúc nào rảnh, tôi tranh thủ đóng thùng, đóng cầu ong. Không chỉ phục vụ nuôi ong của gia đình mà còn cung cấp thùng ong, cầu ong cho anh em trong tổ hợp tác và người có nhu cầu nuôi ong lấy mật gần, xa.

Nhớ lại cơ duyên đưa anh đến với nghề, anh Tươi kể, từ khi 16,17 tuổi anh đã theo nghề, ban đầu là vào rừng kiếm tổ ong. Cách thức nuôi ong chủ yếu được tích lũy qua thời gian mà thành kinh nghiệm. Còn cung cấp vật tư ngành ong (thùng, cầu và ong giống) như hiện nay là do việc nuôi nảy sinh cũng như nắm bắt nhu cầu của thị trường mà anh mày mò làm. Tiếng lành đồn xa, khách đến đặt mua nhiều nên hầu như quanh năm không hết việc.

Thời kỳ đầu nuôi ong, số lượng được anh duy trì khoảng trên 100 đàn. Dần dần đàn tăng lên 200 - 250 đàn/năm. Nguồn thức ăn của ong là cây cối, hoa trái quanh vườn nhãn, keo rừng của gia đình. Các cánh rừng lân cận cũng là nguồn thức ăn quan trọng để đàn ong tìm kiếm thức ăn gần như suốt 4 mùa. Anh Tươi cho biết: Bình quân mỗi năm, gia đình quay được hơn 1.000 lít mật. Với mật ong keo thường bán 120.000 đồng/lít, riêng mật ong nhãn với hương vị đặc biệt, vị ngọt sánh quyện nên được thị trường ưa chuộng, bán được giá hơn, bình quân từ 200.000 - 220.000 đồng/lít, thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/năm.

Năm 2016, xuất phát từ nhu cầu của những người có cùng sở thích nuôi ong trong xóm, tổ hợp tác nuôi ong lấy mật xóm Sấu Hạ được thành lập với 5 thành viên. Anh Tươi được bầu là tổ trưởng tổ hợp tác. Nếu so về số lượng đàn ong thì gia đình anh Tươi có tổng đàn lớn nhất với 250 đàn. Các hộ còn lại hiện duy trì số lượng nuôi từ vài ba chục đàn trở lên. Hộ đứng sau anh Tươi là ông Bùi Văn Rung có 90 đàn ong. Anh Tươi chia sẻ: Kể từ khi tham gia tổ hợp tác, hàng tháng, quý các thành viên trong tổ sinh hoạt, cùng trao đổi kinh nghiệm. Ngoài ra khi cần thiết các thành viên trực tiếp gặp nhau hoặc thăm hỏi qua điện thoại chia sẻ, giúp đỡ nhau rất nhiều trong quá trình phát triển nghề. Những bệnh ong thường mắc phải vào từng mùa, cách khai thác mật ong cho chất lượng, hiệu quả tốt nhất, tình hình nhu cầu thị trường tiêu thụ, giá cả… đều được các thành viên hỗ trợ nhiệt tình, cởi mở.

Phải đến tháng 11, vụ khai thác mật ong mới tạm nghỉ để chuẩn bị bước vào vụ mới tính đến tháng 3 của năm sau. Hiện tại, anh Tươi đã cung cấp khoảng 1.000 lít mật ong ra thị trường, trong đó một nửa cung cấp cho thị trường Thủ đô Hà Nội, còn một nửa là bán tại nhà cho khách. Bằng uy tín, chất lượng sản phẩm cộng với sự nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu, lượng mật ong của gia đình anh làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Ngoài sản xuất mật ong, anh còn có nguồn thu khá từ bán ong giống và vật tư ngành ong. Tổng thu nhập bình quân hàng năm của anh khoảng 300 triệu đồng. Đây là minh chứng thuyết phục về sự bền bỉ, chuyên tâm khởi nghiệp với nghề ong của một nông dân trẻ, tổ trưởng tổ hợp tác có chí hướng làm giàu để những nông dân khác có thể lựa chọn làm địa chỉ học tập, trao đổi kinh nghiệm cùng khởi nghiệp.


                                                                           Thu Hằng

Các tin khác


Nhà nông Tạ Hữu Hậu khởi nghiệp thành công nhờ sự kiên trì

(HBĐT) - Sau nhiều năm mày mò, tìm hiểu làm kinh tế, đến nay, ông Tạ Hữu Hậu, khu 2, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) đã có kinh tế khá nhờ trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Với sự kiên trì và vốn kiến thức tích lũy sau nhiều năm bươn trải, ông tìm ra con đường riêng để thay đổi cuộc sống và vươn lên trở thành điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, ông vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng giấy chứng nhận hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2016 - 2018.

Đà Bắc: Khởi nghiệp từ cây trồng chủ lực trên chính quê hương, một cơ sở đạt lợi nhuận cả chục tỷ đồng mỗi năm

(HBĐT) - Đến thăm gia đình anh Khương Xuân Thưởng sinh năm 1977, xóm Xèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) thật bất ngờ khi nghe anh kể về cách khởi nghiệp với nghề chế biến tinh bột dong riềng, sản xuất miến sạch. Nguyên liệu chính từ những cây trồng cây trồng chủ lực hàng chục năm nay của người dân trong xã cũng như những vùng lân cận

Khởi nghiệp - khát vọng, “khát” vốn

(HBĐT) - Đi làm ăn xa rồi trở về nhà làm vườn, chăn nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Thế rồi lại rời bỏ quê để đi làm ăn xa, vì không có vốn, mọi ý tưởng đều không có cơ hội được hiện thực hóa. Thực trạng ấy đã trở nên quá phổ biến đối với những người trẻ mang khát vọng khởi nghiệp.

Gặp “kình ngư” trên lòng hồ sông Đà

(HBĐT) - Những năm trước, người nuôi cá trên lòng hồ sông Đà sợ nhất lũ đầu mùa và bệnh dịch do ký sinh trùng gây ra. Các suối đổ nước về lòng hồ mang theo độc tố làm cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, anh Đinh Văn Linh ở xóm Tráng, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã khắc phục được những hạn chế và nuôi cá thành công. Từ kinh nghiệm của mình, anh không chỉ làm giàu mà đang "kéo” hàng trăm hộ trở lại với nghề nuôi cá lồng.

Khởi nghiệp từ 3.000 con gà

(HBĐT) - "Đi đến nhiều nơi để thăm quan, học tập kinh nghiệm, cuối cùng tôi chọn mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) để phát triển kinh tế gia đình. Khởi nghiệp từ 3.000 con gà giống, đôi lúc cũng kiệt quệ vì dịch bệnh, giá cả bấp bênh nhưng bằng sự kiên trì, tôi đã trụ vững…” - ông Nguyễn Đình Lâm, thôn 3/2B, xã Thành Lập (Lương Sơn) đã chia sẻ như vậy khi dẫn chúng tôi đi thăm mô hình trang trại "bạc tỷ” của gia đình.

Khởi nghiệp với cây sachi

(HBĐT) - "So với cây ngô thì giá trị kinh tế từ cây sachi cao gấp 5, gấp 10 lần”, bằng cách tính giản đơn này cộng với tìm hiểu đặc tính, điều kiện tự nhiên thích hợp, anh Nguyễn Văn Hưng ở xóm Đồng Thành, xã Tân Thành (Lương Sơn) đã mạnh dạn chuyển đổi, trở thành người đầu tiên ở địa phương trồng và thành công khởi nghiệp với cây sachi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục