(HBĐT) - Ngày 26/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”. Dự hội nghị và lớp tập huấn có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và trên 70 học viên là cán bộ nữ quản lý trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ các huyện, thành phố.

Toàn cảnh hội nghị.

Việc triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” nhằm thực hiện Quyết định số 939, ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”, Kế hoạch số 91, ngày 27/6/2018 của UBND tỉnh Hòa Bình về thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2018 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó, Hội LHPN tỉnh triển khai Kế hoạch số 132 của BTV Hội LHPN tỉnh triển khai thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2018 - 2025 trong các cấp Hội phụ nữ tỉnh Hòa Bình. 

Với mục đích cung cấp các kiến thức, kỹ năng khuyến khích phụ nữ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp nữ, ưu tiên doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương trong lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp nữ, hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp của phụ nữ…Tại hội nghị, các học viên được phổ biến các nội dung về triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” (Đề án 939); hướng dẫn thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; kiến thức khởi nghiệp, khởi sự doanh nghiệp; hướng dẫn xây dựng, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đề án 939 tại Hòa Bình đặt mục tiêu: Giai đoạn 1 từ năm 2018 - 2020, 100% cán bộ tuyên truyền chuyên trách Hội LHPN các cấp tham gia Đề án được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, phương pháp hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh; 80% hội viên phụ nữ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp. Giai đoạn 2 từ năm 2021- 2025, 100% cán bộ chuyên trách Hội LHPN các cấp, cán bộ các ban, ngành tham gia thực hiện Kế hoạch được tập huấn, bồi dưỡng phương pháp hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh, xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm; 80% hội viên phụ nữ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp, phối hợp đào tạo cho 3.000 lao động nữ, hỗ trợ ít nhất 100 phụ nữ khởi nghiệp, phối hợp hỗ trợ, thành lập 5 hợp tác xã và ít nhất 10 tổ hợp tác do phụ nữ quản lý; 100% DN của phụ nữ mới thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển DN.

Trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tiếp tục triển khai các hoạt động như hội thảo kết nối thị trường, tập huấn viết ý tưởng, đề xuất và tập hợp ý tưởng chuẩn bị cho Ngày phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp tổ chức vào năm 2019. 

Hội nghị tập huấn trong 2 ngày 26-27/9.

                                                                                           PV

Các tin khác


Chàng trai “thổi hồn” vào gỗ

(HBĐT) - Những khúc gỗ tưởng như vô tri, vô giác đã được chàng trai Bùi Văn Liện, xóm Đình Vận, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) "thổi hồn” vào thành những kiệt tác nghệ thuật. Sau 8 năm khởi nghiệp, giờ đây, chàng thanh niên 30 tuổi đã tạo ra thương hiệu điêu khắc gỗ uy tín, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm điêu khắc gỗ tinh xảo tới từng chi tiết, kiểu dáng độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao đã tạo nên thương hiệu cho xưởng điêu khắc gỗ của anh.

Nhà nông Tạ Hữu Hậu khởi nghiệp thành công nhờ sự kiên trì

(HBĐT) - Sau nhiều năm mày mò, tìm hiểu làm kinh tế, đến nay, ông Tạ Hữu Hậu, khu 2, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) đã có kinh tế khá nhờ trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Với sự kiên trì và vốn kiến thức tích lũy sau nhiều năm bươn trải, ông tìm ra con đường riêng để thay đổi cuộc sống và vươn lên trở thành điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, ông vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng giấy chứng nhận hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2016 - 2018.

Đà Bắc: Khởi nghiệp từ cây trồng chủ lực trên chính quê hương, một cơ sở đạt lợi nhuận cả chục tỷ đồng mỗi năm

(HBĐT) - Đến thăm gia đình anh Khương Xuân Thưởng sinh năm 1977, xóm Xèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) thật bất ngờ khi nghe anh kể về cách khởi nghiệp với nghề chế biến tinh bột dong riềng, sản xuất miến sạch. Nguyên liệu chính từ những cây trồng cây trồng chủ lực hàng chục năm nay của người dân trong xã cũng như những vùng lân cận

Khởi nghiệp - khát vọng, “khát” vốn

(HBĐT) - Đi làm ăn xa rồi trở về nhà làm vườn, chăn nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Thế rồi lại rời bỏ quê để đi làm ăn xa, vì không có vốn, mọi ý tưởng đều không có cơ hội được hiện thực hóa. Thực trạng ấy đã trở nên quá phổ biến đối với những người trẻ mang khát vọng khởi nghiệp.

Gặp “kình ngư” trên lòng hồ sông Đà

(HBĐT) - Những năm trước, người nuôi cá trên lòng hồ sông Đà sợ nhất lũ đầu mùa và bệnh dịch do ký sinh trùng gây ra. Các suối đổ nước về lòng hồ mang theo độc tố làm cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, anh Đinh Văn Linh ở xóm Tráng, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã khắc phục được những hạn chế và nuôi cá thành công. Từ kinh nghiệm của mình, anh không chỉ làm giàu mà đang "kéo” hàng trăm hộ trở lại với nghề nuôi cá lồng.

Khởi nghiệp từ 3.000 con gà

(HBĐT) - "Đi đến nhiều nơi để thăm quan, học tập kinh nghiệm, cuối cùng tôi chọn mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) để phát triển kinh tế gia đình. Khởi nghiệp từ 3.000 con gà giống, đôi lúc cũng kiệt quệ vì dịch bệnh, giá cả bấp bênh nhưng bằng sự kiên trì, tôi đã trụ vững…” - ông Nguyễn Đình Lâm, thôn 3/2B, xã Thành Lập (Lương Sơn) đã chia sẻ như vậy khi dẫn chúng tôi đi thăm mô hình trang trại "bạc tỷ” của gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục