(HBĐT) - Thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp (Đề án 939) giai đoạn 2017-2025”, ngày 5/10, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức "Phiên chợ truyền thông – Câu chuyện khởi nghiệp dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số” tại huyện Lương Sơn. Tham dự hội chợ có đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và trên 400 hội viên, phụ nữ huyện Lương Sơn.
Đại diện lãnh đạo huyện Lương Sơn tặng hoa chúc mừng Phiên chợ truyền thông - Câu chuyện khởi nghiệp.
Với ý nghĩa tạo diễn đàn trao đổi,
chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, khó khăn của phụ nữ dân tộc thiểu số khi khởi
nghiệp; tạo cơ hội tốt để chị em giao lưu học hỏi, đẩy mạnh xúc tiến thương
mại, tiêu thụ sản phẩm tháo gỡ được phần nào khó khăn của chị em, tại phiên chợ truyền thông, các đại
biểu, hội viên phụ nữ và người dân được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, thành
công với 3 phụ nữ điển hình; chia sẻ ý tưởng kinh doanh, hạt giống khởi nghiệp;
xem tiểu phẩm và giao lưu trả lời câu hỏi về chủ đề khởi nghiệp. Đặc biệt, tại
phiên chợ truyền thông, Hội LHPN 11 huyện, thành phố đã có 20 gian trưng bày và
bán các sản phẩm đặc trưng tại địa phương được các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
HTX. Các gian trưng bày đã thu hút đông đảo khách tham quan và mua sản phẩm.
Đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm quan các gian trưng bày tại phiên chợ.
Phát biểu tại phiên chợ truyền
thông, đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho biết: Đề án 939
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 6 năm 2017, sau 1 năm thực hiện bước
đầu đã có nhiều hoạt động thiết thực. Hoạt động truyền thông đã hỗ trợ chị em nắm được kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm tiếp cận thị trường khi tham gia khởi nghiệp. Đối với Phụ nữ
Hòa Bình, đồng chí Phó Chủ tịch Hội đã ghi nhận, đánh giá các cấp Hội trong
tỉnh triển khai nhiều hoạt động giúp hội viên hiện thực hóa các ý tưởng khởi
nghiệp khả thi để phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao
vai trò, vị thế của phụ nữ. Đồng thời phối hợp với các ngành, chức năng tổ chức các
hoạt động tập huấn hướng dẫn khởi nghiệp, khai thác sử dụng nguồn vốn vay hiệu
quả; hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp trên thị trường trong sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm… Nhiều tấm gương phụ nữ sản xuất, kinh doanh giỏi không chỉ đem
lại lợi ích cho xã hội mà còn tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng… Đồng
chí mong muốn qua phiên chợ truyền thông sẽ cung cấp sâu, rộng hơn đến cán bộ,
hội viên phụ nữ những thông tin, kiến thức thiết thực để chị em mạnh dạn hơn
trong xây dựng ý tưởng khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội Nông dân huyện Lương Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của anh Nguyễn Văn Tươi ở xóm Sấu Hạ, xã Thanh Lương. Mới ngoài 30 tuổi, anh Tươi được biết đến là điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, vừa cần cù lại giỏi tính toán làm ăn. Anh hiện là tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ong lấy mật xóm Sấu Hạ.
Nữ tỷ phú chia sẻ câu chuyện kinh doanh của Vietjet và gửi lời khuyên khởi nghiệp trước 1.000 đại biểu trong ngoài nước tham dự WEF ASEAN.
Bài 2: Sachi - khơi nguồn đam mê sáng tạo
(HBĐT) - Tháng 7/2017, sau bước đầu xây dựng vùng nguyên liệu, chị Lê Thị Vân, Giám đốc Công ty CP Inca Việt Nam bắt tay vào sản xuất và cho ra sản phẩm của mình. Quá đỗi bất ngờ bởi sản phẩm viên nang Omega (liên kết với công ty Dược) của Công ty CP Inca Việt Nam vừa ra mắt 2 ngày đã được Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam mời tham gia và tôn vinh giải thưởng Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2017. Cũng từ đây, người tiêu dùng biết đến một địa chỉ sản phẩm Sachi của Việt Nam sản xuất tại Hòa Bình.
(HBĐT) - Cuộc sống đang ấm êm, công việc của một cô giáo tuy không giàu nhưng ổn định, luôn là hậu phương vững chắc cho chồng, chị Lê Thị Vân (số 89B, đường Bùi Thị Xuân, tổ 24, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình) đột ngột chuyển hướng sang công việc hoàn toàn mới và trên thực tế "không trải hoa hồng”, đó là trở thành doanh nhân. Kể từ đây chị xác định đối mặt với những thử thách trên thương trường.
(HBĐT) - Những khúc gỗ tưởng như vô tri, vô giác đã được chàng trai Bùi Văn Liện, xóm Đình Vận, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) "thổi hồn” vào thành những kiệt tác nghệ thuật. Sau 8 năm khởi nghiệp, giờ đây, chàng thanh niên 30 tuổi đã tạo ra thương hiệu điêu khắc gỗ uy tín, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm điêu khắc gỗ tinh xảo tới từng chi tiết, kiểu dáng độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao đã tạo nên thương hiệu cho xưởng điêu khắc gỗ của anh.
(HBĐT) - Sau nhiều năm mày mò, tìm hiểu làm kinh tế, đến nay, ông Tạ Hữu Hậu, khu 2, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) đã có kinh tế khá nhờ trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Với sự kiên trì và vốn kiến thức tích lũy sau nhiều năm bươn trải, ông tìm ra con đường riêng để thay đổi cuộc sống và vươn lên trở thành điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, ông vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng giấy chứng nhận hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2016 - 2018.