Với trang phục dân tộc Mường, nhân viên của nhà hàng luôn tạo sự gần gũi với thực khách.
Cởi mở và khiêm nhường, đó là cảm nhận của chúng tôi khi chuyện trò với Nguyễn Trọng Tấn (SN 1986), ông chủtrẻ của 2 nhà hàng khá lớn ở TP Hòa Bình. Qua những lời chia sẻ, chúng tôi càng hiểu rõ hơn, giờ đây, dù đã vững vàng, tự tin trên thương trường, nhưng những năm tháng khó khăn, vất vả, thiếu thốn của tuổi thơ và khi bắt đầu khởi nghiệp luôn là động lực để Tấn nỗ lực vươn lên.
Bố là lái xe Đoạn quản lý đường bộ 2 với đồng lương "ba cọc, ba đồng”, mẹ làm nghề thợ may với thu nhập ít ỏi chỉ tạm đủ trang trải cuộc sống gia đình.Trong hoàn cảnh ấy, học hết lớp 12, Tấn không có điều kiện để theo học các trường cao đẳng, đại học như các bạn cùng trang lứa, 18-19 tuổi, Tấn đã phải cùng chị gái bươn chải, trợ giúp bố, mẹ chung lo cuộc sống gia đình.
22 tuổi, Tấn xây dựng gia đình với Đào Thị Thanh Hương, cô diễn viên vừa tốt nghiệp khoa múa trường Cao đẳng nghệ thuật Tây Bắc.
Vợ chồng trẻ, cả hai đều không có việc làm ổn định,để trang trải cuộc sống họ đã lăn lộn, tìm kiếm và làm đủ mọi việc để xây dựng tổ ấm của mình. Đã hơn chục năm trôi qua, nhưng dấu ấn của những ngày haibàn tay đều chai sần, xơ xước khi đi cắt, bẻ, chằng buộc, đóng bao hàng trăm tấn củ sả ở khu vực dốc Cun vẫn còn in đậm trong tâm trí hai vợ chồng Tấn. Dành dụm được một chút vốn liếng, đôi vợ chồng trẻ chuyển sang mở hiệu giặt là. Để duy trì công việc mới, trên chiếc xe đạp cà tàng, họ đến khắp các ngõ phố ở TP Hòa Bình đểphát tờ rơi. Tuy nhiên, cách đây hơn 10năm, nghề giặt là cũng chẳng đem lại thu nhập đáng kể, nên thiếu thốn vẫn hoàn thiếu thốn.
Xoay sởđủ nghề nhưng cuộc sống nghèo khó vẫn đeo đẳng, năm 2010, vợ chồng Tấn quyết định ôm con nhỏ về quê ngoại ở thị trấn Sa Pa (Lào Cai) làm thuê. Tấn tâm sự: "Vợ em là người ở thị trấn Sa Pa, anh chị bên vợ đều có nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách. Cái duyên để chúng em nên vợ nên chồng cũng là cái duyên để vợ, chồng em quyết chí mở nhà hàng sau này”.
Ba năm ở thị trấn Sa Pa, Tấn bươn trải với nhiều công việc, từ học pha cà phê, thu ngân đến quản lý món ăn giành cho người Việt. Nhờ chịu khó quan sát, ham học hỏi, Tấn nhận thấy trong các món ăn phục vụ thực khách, cá hồi vừa được khách hàng ưa chuộng vừa đem lại lãi cao. Từ đó, chàng trai trẻ tập trung vào học cách chế biến cá hồi với mong muốn sau này sẽ mở nhà hàng của riêng mình ở Hà Nội hoặc Hòa Bình.
Ba năm làm thuê và học việc "dáo mồ hôi là cũng hết tiền”, nên khi quyết định trở về Hòa Bình hai vợ chồng Tấn vẫn tay trắnghoàn tay trắng. Thậm chí, mẹ Tấn phải bỏ tiền ra thuê xe để đón con, cháu về.
"Mở nhà hàng của riêng mình thực sự là quyết tâm lớn” - Tấn chia sẻ: Vợ chồng em bắt đầu mở nhà hàng từ con số 0, lúc đó, em mới 26 tuổi, chưa có việc làm ổn định, nên chưa có niềm tin để người lạ cho vay tiền, muốn vay ngân hàng cũng không có gì để thế chấp. Cực chẳng đã, vợchồng em đành dấu bán chiếc xe máy của mẹ được 70 triệu đồng và vay thêm một ít tiền của bạn bè thân thiết.
Bằng những đồng vốn ít ỏi, tháng 9/2013, nhà hàng "Gia Hân” của vợ chồng Tấn chính thức khai trương tại số nhà 650, đường Trần Hưng Đạo (TP Hòa Bình). Cô chủ trẻ Đào Thị Thanh Hương nhớ lại: Bước đầu khởi nghiệp quả là khó khăn trăm bề, vốn đã ít nhưng lại phải nộp tiền thuê nhà 6 tháng 1 lần đã mất 48 triệu đồng, mọi thứ đều phải mua sắm từ đầu. Ban đầu chỉ là bàn ghế nhựa. Phòng ăn chưa có điều hòa, rất may lúc đó bắt đầu vào mùa đông nên thời tiết khá dễ chịu. Để vượt qua khó khăn,chúng em đều hết sức nỗ lực, hàng tháng trời Tấn phải thức khuya để chuẩn bị nguyên vật liệu, không quản giá rét, mưa gió ngày nào cũng dậy từ 4 h để đi đón và chọn mua hàng. Giờ đây, cuộc sống đã khá giả hơn nhưng Tấn không thể nào quên những tháng ngày "chồng nấu, vợ bưng”, khách về cả hai vợ chồng lại cặm cụi thu dọn, rửa bát, đĩa, xoong nồi. Nhọc nhằn, vất vả nhưng vui lắm vì nhà hàng từng bước đứng vững.
Món ăn chủ lực của nhà hàng Gia Hân thời điểm đó là cá hồi và các món lẩu. Đặc biệt, để các món được chế biến từ cá hồi luôn hấp dẫn thực khách như gỏi, da chiên, nem, chả... đòi hỏi cá phải tươi sống, trong khi nguồn cá đều phải vận chuyển từ Sa Pa về. Tấn nhớ lại: "Đây thực sự là bài toán khó, nhưng vượt qua thất bại mới có kinh nghiệm để trưởng thành. Chuyến hàng đầu tiênem thuê xe chở 50 con cá hồi từ Sa Pa về Hòa Bình, do chưa có kinh nghiệm nên chết 49 con, vốn đã ít lại bị tổn thấtgần 20 triệu đồng, nên cả hai vợ chồng đều thẫn thờ, xót xa và không tránh khỏi tư tưởng chán nản, buông xuôi. Nhưng là trụ cột trong gia đình, em quyết chí không nản lòng,cuối cùng đã tìm ra bí quyết bảo quản cá đảm bảo tươi sống trên đường vận chuyển cũng như khi đưa về đến nhà hàng.
Quay trở lại với những khó khăn khi bắt đầu khởi nghiệp, Tấn chia sẻ: Hoạt động của nhà hàng cũng từng ngày suôn sẻ hơn, từ bàn ghế nhựađược thay bằng bàn ghế inoxvà sau đó mua sắm được bàn ghế gỗ. Chiếc điều hòa đầu tiênmua được ưu tiên sử dụng lắp cho bể nuôi cá hồi. Dù bước đầu trang bị còn thiếu thốn nhưng nhà hàng tồn tại và phát triển được là nhờ sự ủng hộ, chia sẻ rất lớn của khách hàng.
Sau hơn 1 năm, các phòng ăn của nhà hàng Gia Hân mới được trang bị đủ điều hòa,vợ chồng Tấn mua được xe ô tô bán tải để đảm bảo chủ động,giảm bớt chi phí trong vận chuyển hàng hóa. "Thuận buồm xuôi gió”, năm 2016, Tấn quyết định chuyển nhà hàng sang vị trímới trên tuyến đê Đà Giang với diện tích,quy mô lớn hơn, món ăn đa dạng hơn và ngày càng thu hút khách hàng trong và ngoài tỉnh(Còn nữa)
Đức Phượng