(HBĐT) - Từng gặp vấn đề khá nghiêm trọng về sức khỏe liên quan đến thực phẩm, chị Bùi Bích Liên ở tổ dân phố Đình 2, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã trăn trở rất nhiều trước khi tìm hiểu, quyết định chọn Hòa Bình là điểm xây dựng nông trại Orfarm Thủy Thiên Nhu (mô hình trang trại sạch nhất Việt Nam).


Các chuyên gia Nhật Bản thăm và đánh giá cao mô hình trang trại chăn nuôi sạch của chị Bùi Bích Liên tại xã Phú Thành (Lạc Thủy)

Nơi "đất lành, chim đậu”

Những năm gần đây, không riêng chị Liên mà còn nhiều người tiêu dùng khác có lo lắng, băn khoăn chung và nhu cầu săn tìm các loại thức ăn an toàn. Đây là lý do thôi thúc chị - một công dân thành thị chưa từng làm nông nghiệp gác công việc cũ, "rẽ lối” sang một nghề mới mẻ, đó là nghề nông.

Đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu trong tài liệu, sách báo, các kênh truyền hình, chị Liên biết được muốn xây dựng mô hình trang trại sạch thì trước tiên nơi đặt địa điểm phải hội tụ đủ các điều kiện an toàn, sạch về đất, nước, không khí, môi trường. Đã đi nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước trước khi lên Hòa Bình, chị Liên cẩn trọng trong tìm kiếm để rồi sau nhiều ngày mải miết, chị đã chọn vùng quê Phú Thành (Lạc Thủy) là chốn "đắc địa” dừng chân để đầu tư thực hiện ý tưởng. Nơi đây không chỉ đáp ứng các tiêu chí và yêu cầu xây dựng mô hình trang trại sạch mà còn thuận lợi về giao thông trên tuyến đường Hồ Chí Minh.

Điều quý giá nhất mà chị tìm thấy ở xã Phú Thành là có môi trường nông thôn tự nhiên gần gũi, điều kiện sản xuất tự nhiên phù hợp, nguồn đất, nước ít bị tác động bởi hóa chất, ô nhiễm. Một nguồn lợi khác vô cùng quan trọng bởi Lạc Thủy cũng chính là vựa nông sản ngô, lúa, đậu tương giúp chủ động và thuận tiện về nguyên liệu thức ăn phục vụ sản xuất tại nông trại sau này.

Năm 2013, chị Liên huy động mọi vốn liếng, kể cả vay mượn thêm để đầu tư nông trại. Đến năm 2014, khi cơ sở vật chất đã đáp ứng các yêu cầu sản xuất, kinh doanh cũng là lúc chị bắt đầu khởi nghiệp với mô hình nông trại sạch đặt tên Thủy Thiên Nhu. Nhờ lựa chọn đúng địa điểm có môi trường tốt, vùng nguyên liệu dồi dào đã góp phần giúp hoạt động của nông trại theo chiều hướng thuận lợi và vận hành suôn sẻ.

Nông trại hữu cơ chất lượng cao đạt tiêu chí "3 Không"

Chia sẻ về quyết định và khởi đầu xây dựng nông trại hữu cơ chất lượng cao đạt tiêu chí "3 Không", chị Liên cho hay: Những tài liệu về chăn nuôi, công nghệ vi sinh hữu hiệu (EM) tiên tiến của Nhật Bản đã đặc biệt cuốn hút và thuyết phục chị. Đây là một dự án của Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ phát triển cộng đồng triển khai tại hơn 100 quốc gia. Liên hệ với các chuyên gia Nhật Bản, chị nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ việc tư vấn, hướng dẫn lựa chọn con giống, chế biến thức ăn, xây dựng chuồng trại…

Trên diện tích đất sản xuất hơn 1 ha hiện có của nông trại Thủy Thiên Nhu, chị Liên dành khoảng 3.000 m2 xây dựng vùng rau – củ - quả hữu cơ mùa nào thức nấy với sản phẩm đa dạng gồm các loại rau ăn lá, cà tím, dưa chuột, cà chua… Khoảng gần 1 ha là khu vực chuồng trại chăn nuôi lợn, gia cầm. Tại đây, chị phát triển mô hình trang trại khép kín, áp dụng hoàn toàn công nghệ vi sinh hữu hiệu EM của Nhật Bản trong tất cả quy trình nuôi trồng và sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Nhờ vào điều này, nông trại hoàn toàn khống chế được dịch bệnh, đảm bảo những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao đạt tiêu chí "3 Không”, bao gồm: Không dịch bệnh; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; không sử dụng chất kích thích tăng trưởng, các hóa chất gây độc hại đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Bên cạnh quy trình sản xuất thuận tự nhiên và nhân văn giúp cải tạo hiệu quả môi trường đất, nước và không khí, nông trại còn đảm bảo các dịch vụ chuyên biệt, áp đặt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm với những quy định khắt khe từ khâu sản xuất, nuôi trồng, giết mổ, sơ chế, vận chuyển, bảo quản và phân phối tới tận tay người tiêu dùng qua chuỗi cửa hàng chuyên biệt.

Quản lý thương hiệu "Thực phẩm hữu cơ và sạch Orfarm”

Thủy Thiên Nhu là một trong những trang trại đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phương pháp nuôi trồng hữu cơ theo công nghệ vi sinh hữu hiệu tiên tiến Nhật Bản. Đây được coi là mô hình trang trại sạch nhất bởi chăn nuôi không có chất thải, nước thải, khí thải, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Đặc biệt, quá trình 5 năm chăn nuôi, trang trại chăn nuôi chưa để xảy ra bất kỳ dịch bệnh nào. Với nguồn con giống chủ động, tại chỗ, thành phần thức ăn chính là ngô, gạo, đậu tương ủ lên men, thời gian nuôi kéo dài 7 - 8 tháng/lứa lợn thành phẩm, nông trại sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận VSATTP do cơ quan chức năng Bộ Y tế cấp.

Là chủ nông trại, đồng thời quản lý thương hiệu "Thực phẩm hữu cơ và sạch Orfarm”, chị Liên không chọn đường hướng kinh doanh theo lối mòn đưa sản phẩm vào các siêu thị, nhà hàng mà thử nghiệm đầu tư hệ thống cửa hàng mang thương hiệu của nông trại. Mặt khác, để tạo dựng chỗ đứng, xây dựng lòng tin với người tiêu dùng Việt, chị thuyết phục khách hàng bằng cách dùng thử sản phẩm, tổ chức các chuyến thăm quan, chương trình trải nghiệm tại Thủy Thiên Nhu. Bình quân mỗi tuần, trại lợn cung cấp ra thị trường 2 tấn thịt thương phẩm. Ngoài ra còn có thịt gà, các loại rau – củ - quả canh tác theo phương pháp hữu cơ đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn. Sản phẩm nguồn gốc từ nông trại hiện có mặt tại chuỗi cửa hàng ở các địa chỉ: tầng 1, toà nhà 28, số 72 Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy; số 13 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy; số 198B phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ; số 34 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội); số 127A đường Nguyên Cao, phố Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Sau 5 năm sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm sạch, chị Liên có được thương hiệu riêng và thành công trong xây dựng mô hình "nông trại sạch – bàn ăn xanh”. Cũng nhờ đây, người tiêu dùng ở 2 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh biết đến và tin dùng sản phẩm sạch, hữu cơ chất lượng cao xuất xứ Hòa Bình, góp phần quảng bá nông sản, thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Bùi Minh

Các tin khác


Chiến sỹ dân quân khởi nghiệp từ 200 gốc bưởi

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nông trường 2/9 Hòa Bình, nay là Công ty TNHH MTV 2/9 Hòa Bình, sau nhiều năm bôn ba làm ăn trong Nam, ngoài Bắc, năm 2006, anh Tạ Hữu Hậu trở về làm công nhân nông trường, tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ đơn vị.

Khởi nghiệp từ đam mê lan rừng

(HBĐT) - Với niềm đam mê lan rừng, cách đây 8 năm, từ người làm nghề sửa xe máy và buôn bán xe máy cũ, anh Hoàng Ngọc Định ở khu 1, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) đã bỏ công việc gắn bó với mình, quyết định rẽ hướng khởi nghiệp trồng hoa lan.

Chàng thanh niên thành công với mô hình gia công may mặc

(HBĐT) - Chưa từng tham gia các lớp học về may mặc, bản thân còn khá xa lạ với chiếc máy khâu. Tuy nhiên do chịu khó học hỏi, tìm tòi, anh Đinh Thành Hân ở xóm Đồng Mai, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã thành công với mô hình xưởng may gia công quần áo. Qua đó nâng cao thu nhập cho gia đình, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Mật ong Thành An – bước khởi đầu xây dựng sản phẩm đặc trưng

(HBĐT) - Với lợi thế diện tích rừng tự nhiên lớn, người dân bản địa có kinh nghiệm trong nghề nuôi ong lấy mật, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Mỹ Thành, Lạc Sơn đã chỉ đạo và xây dựng thành công thương hiệu mật ong Thành An làm sản phẩm đặc trưng của xã.

Chuyện về những ông chủ “rừng” bưởi trên núi Khả

(HBĐT) - "Cả 4 chúng tôi từng phải ôm nhau khóc giữa núi rừng hoang vu, cô tịch. Bởi sức người có hạn nhưng khó khăn thì vô hạn”. Xoa đôi bàn tay dầy nốt chai, sần, hướng ánh mắt về phía vườn bưởi Diễn đang mùa trĩu quả vàng óng, ông Bạch Công Thế ở xóm Khả Trên, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) mở đầu câu chuyện về con đường làm giàu ở vùng đất nhìn đâu cũng thấy khó khăn, trắc trở một cách tự nhiên, chân chất như chính những con người nơi đây vậy.

Phụ nữ xóm Hạnh Phúc khởi nghiệp với bánh gai

(HBĐT) - Bánh gai xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) nổi tiếng với hương vị truyền thống, chất lượng tuyệt hảo. Nhằm nâng tầm sản phẩm truyền thống của địa phương, đưa hương vị thơm, ngọt của bánh gai tới khắp vùng miền, đồng thời nâng cao thu nhập, xóa đói - giảm nghèo, tổ hợp tác sản xuất bánh gai xóm Hạnh Phúc đã được thành lập với thành viên là các chị em đam mê làm bánh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục