(HBĐT) - Đoàn công tác UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chuyến đến Hòa Bình, trực tiếp đến vùng dổi Chí Đạo (Lạc Sơn) để mục sở thị cách trồng, giá trị, hiệu quả kinh tế của loài cây quý. Thời điểm đoàn đến thăm quan, tìm hiểu mô hình đúng lúc người dân vùng dổi hân hoan đón vụ thu hoạch.



Người dân xóm Be Trên, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) thu hoạch dổi. 

Năm nay, anh Bùi Văn Nhỏ ở xóm Be Trên, xã Chí Đạo tiếp tục trúng vụ dổi với sản lượng thu được ngót 1 tấn hạt đỏ. Trên diện tích khoảng hơn 3.000 m2 đất vườn trồng 100 cây dổi, trong đó 80 cây đã cho thu. Cùng với số cây dổi đến chu kỳ thu hoạch mỗi năm được nhân lên, số tiền gia đình anh có được từ dổi cũng tăng đều đặn. Anh Nhỏ cho biết: Diện tích này có những cây từ đời ông, đời cha đã cho ăn hạt. Những cây này càng về sau càng sai hạt, có cây cho thu 2 - 3 tạ hạt/vụ. Đối với diện tích cây trồng sau, mới bước vào chu kỳ khai thác thì sản lượng ít hơn, bình quân 20 - 30 kg hạt mỗi cây. Nhờ vào diện tích cây dổi quý mà mỗi năm, anh Nhỏ thu mấy trăm triệu đồng, nhà cửa sửa khang trang, anh lại mới sắm thêm xe ô tô để phục vụ công việc, sinh hoạt gia đình.

Ở xóm Be Ngoài, những hộ đứng đầu về diện tích và có được nguồn thu lớn từ dổi quý cũng không hề thua kém. Đó là các ông: Bùi Văn Lực, Bùi Văn Chụn với số lượng dổi trồng cả mới và cũ đến hàng trăm cây. Mỗi năm, vụ thu hoạch hạt dổi đỏ từ tháng 9 - 11. Các gia đình không phải tốn công chăm sóc, chỉ việc thu hoạch, đem bán là về tay hàng trăm triệu đồng. Với số lượng cây hiện có, cho thu hoạch đều mỗi năm, ông Lực, ông Chụn có thu nhập bình quân từ 250 - 300 triệu đồng/vụ dổi.

Từ loài cây mọc tự nhiên, cây dổi giờ đã được người dân xã Chí Đạo và một số xã lân cận thuộc phía Tây của huyện chọn là cây nông nghiệp chủ lực, mang lại thu nhập cao hơn hẳn so với sản phẩm nông nghiệp khác trong vùng. Những đổi thay trong cuộc sống và thương hiệu sản phẩm hạt dổi gắn với vùng đất xã Chí Đạo. Cũng từ đây, bà con trong xã đã phát triển, mở rộng diện tích dổi giá trị kinh tế cao, làm dổi giống cung cấp cho thị trường. Hiện nay, xã đã thành lập được 1 HTX cung ứng dổi ở xóm Be Trên. Dổi giống từ đây đã cung ứng cho nhiều tỉnh như: Sơn La, Thái Nguyên, Yên Bái, Thanh Hóa, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng...

Theo chia sẻ của đồng chí Quách Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã, Chí Đạo có 6 xóm, 642 hộ, 2.945 nhân khẩu, dân tộc Mường chiếm tới 99%, tỷ lệ hộ nghèo còn 28%, cận nghèo 49%. Mặc dù là xã vùng đặc biệt khó khăn nhưng nhờ có cây dổi quý, cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch tích cực, hộ khá, giàu chiếm 23%. Giai đoạn 2015 - 2020, diện tích cây dổi tăng mạnh, hiện đạt 40 ha với khoảng trên 15.000 cây, quá nửa số cây trong số đó đã cho thu hoạch.

Niên vụ 2019, toàn xã đạt sản lượng 25 tấn hạt đỏ, tương đương 7,5 tấn hạt khô. Theo cách tính của bà con, 1 kg hạt đỏ bằng 1.200 hạt, mỗi kg hạt khô bằng 3.500 hạt. Giá hạt đỏ đang bán giao động từ 600 - 800 nghìn đồng/kg, hạt khô từ 1,2 - 1,8 triệu đồng/kg. Trong năm, HTX cung ứng giống, bà con nhân dân ươm được 220 vạn cây, giá bán cây ươm 5.000 - 7.000 đồng/cây (trồng sau 8 - 10 năm cho thu hoạch quả). Cung ứng 20 vạn cây giống dổi ghép với giá bán 50.000 - 60.000 đồng/cây (trồng sau 2 - 3 năm cho thu hoạch quả). Toàn xã có 20 cây đầu dòng (cây trội) được Sở NN&PTNT cấp chứng chỉ công nhận giống lâm nghiệp.

Nhờ việc ươm, ghép cây và bán hạt dổi, nhiều gia đình ở vùng đất còn khó khăn này đã xây nhà khang trang, mua sắm được nhiều tiện nghi đắt tiền cho nhu cầu sinh hoạt như ô tô, xe máy, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Trong chuyến thăm quan, tìm hiểu, đoàn khách đến từ tỉnh Lâm Đồng đã thực sự ấn tượng về dổi và người dân vùng dổi Chí Đạo, đồng thời tìm được nguồn cung cấp giống dổi chất lượng.

BOX: Theo đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước do Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh chủ trì thực hiện, tiến hành nghiên cứu tại 5 tỉnh: Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Lào Cai và Lai Châu đã xác định được vùng phân bố chính của cây dổi ăn hạt tại Hòa Bình. Xác định năng suất quả, hàm lượng tinh dầu trong hạt cao nhất là các quần thể có xuất xứ Hòa Bình. Công nhận 50 cây trội, trong đó, tại Hòa Bình có 30 cây trội, riêng xã Chí Đạo có 20 cây trội.

           
Bùi Minh

Các tin khác


Chị “Hòa sachi” với mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết

(HBĐT) - "Chuỗi liên kết phát triển vùng nguyên liệu trồng và sản xuất các sản phẩm của cây sachi theo tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu tại huyện Đà Bắc" của chị Trịnh Thị Thanh Hòa, hội viên phụ nữ huyện Đà Bắc thành viên CLB thanh niên khởi nghiệp của Tỉnh Đoàn đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo phụ nữ Hòa Bình lần thứ nhất, năm 2019" và lọt vào vòng chung kết cuộc thi "Dự án khởi nghiệp, sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019".

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kinh tế ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn cho biết: Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Hội LHPN các cấp trong huyện triển khai các hoạt động hướng đến tiếp sức mô hình kinh tế do phụ nữ thực hiện; hỗ trợ nhóm phụ nữ yếu thế vươn lên làm chủ, phát huy lợi thế và tiềm năng của phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện giúp phụ nữ đóng góp nhiều hơn cho kinh tế địa phương.

Hội viên Cựu chiến binh xã Đông Bắc nâng cao thu nhập từ trồng thanh long

(HBĐT) - Ở xã Đông Bắc (Kim Bôi), thanh long được biết đến là một trong những cây ăn quả dễ trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất vườn tạp để trồng thanh long. Theo thống kê, Hội CCB xã có 15 hội viên tham gia phát triển mô hình với tổng diện tích gần 10 ha. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.

Doanh nhân Phạm Xuân Trí - mong được đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng

(HBĐT) - "Tôi quan tâm đến công tác xã hội và mong muốn cùng với doanh nghiệp (DN) của mình triển khai nhiều hơn các hoạt động tình nghĩa, từ đó góp phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của cộng đồng…” - đó là chia sẻ của ông Phạm Xuân Trí, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và xây dựng Tiến An (Công ty Tiến An), TP Hòa Bình, người vinh dự được UBND tỉnh trao tặng danh hiệu "Doanh nhân tiêu biểu tỉnh Hòa Bình” lần thứ IV, năm 2019.

HTX Nông nghiệp bản Dao, xã Thống Nhất: Phát triển trồng và chế biến tinh dầu sả theo chuỗi giá trị

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 - 2025 trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo, hội viên phụ nữ; tích cực tham gia thành lập mô hình kinh tế tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em.

Ngày Hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo năm 2019

(HBĐT) - Ngày 8/10, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Sở KH&CN và các đơn vị đồng hành tổ chức "Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo năm 2019”; chung kết, trao giải cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo phụ nữ Hòa Bình lần thứ nhất"; kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy đến dự và chỉ đạo Ngày hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục