(HBĐT) - Thuộc địa phận xóm Nẻ, xã Suối Hoa (Tân Lạc), hang Bưng nằm trong lòng dãy núi Đắng. Đây là di tích khảo cổ học Văn hóa Hòa Bình được xếp hạng cấp Quốc gia tại Quyết định số 15/2003/QĐ-BVHTT ngày 14/4/2003 của Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
(HBĐT) - Hội thi tuyên truyền cổ động tỉnh năm 2022 vừa được tổ chức tại Cung Văn hoá tỉnh để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, đây là sân chơi bổ ích, nơi các diễn viên, tuyên truyền viên được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền.
(HBĐT) - Văn hoá Hoà Bình (VHHB) là nền văn hoá tiền sử nổi tiếng ở Việt Nam và Đông Nam Á. Ở tỉnh ta, di chỉ VHHB phân bố dày đặc ở nhiều địa phương. Nền VHHB tại tỉnh không chỉ là minh chứng khẳng định Hòa Bình là một trong những chiếc nôi của loài người mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học, nhà nhân chủng học... trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học vô cùng quan trọng. Nói đến nền VHHB không thể không nhắc đến nhà khảo cổ học nữ người Pháp Madeleine Colani (M.Colani) - người đã có công phát hiện, nghiên cứu và đặt tên nền văn hóa này từ những năm 1926 - 1931.
(HBĐT) - Ngày 28/10, huyện Yên Thủy tổ chức Đại hội câu lạc bộ (CLB) Mo Mường lần thứ I, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Tham dự đại hội có 27 đại biểu, trong đó có 23 đại biểu cư trú trên địa bàn huyện Yên Thủy, 4 đại biểu cư trú tại huyện Lạc Thủy.
Tại đại hội, các đại biểu được nghe báo cáo kết quả vận động thành lập CLB Mo Mường huyện. Các đại biểu chính thức hiệp thương bầu ra Ban chấp hành gồm 9 thầy mo. Ban chấp hành bầu ra Ban Thường vụ gồm 3 thầy mo, trong đó, thầy mo Bùi Quang Trẻm, xã Bảo Hiệu làm Chủ tịch CLB, thầy mo Trương Đức Him làm Phó Chủ tịch CLB.
(HBĐT) - Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 với chủ đề "Khát vọng phát triển đất nước” đã được triển khai tới học sinh từ bậc tiểu học đến THPT, sinh viên các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là năm thứ 3 triển khai cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh vòng sơ khảo ở địa phương.
Sáng 27/10, Cuộc thi viết "Danh ngôn Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc” do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Sáng 26/10/2022, Lễ ra mắt Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khóa V, nhiệm kỳ 2021-2026 đã được tổ chức tại Hà Nội. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(HBĐT) - Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng mùa xuân mới, Báo Hòa Bình xuất bản ấn phẩm đặc biệt Xuân Quý Mão - 2023. Ban Biên tập (BBT) Báo Hòa Bình kính mời các nhà báo, nhà nghiên cứu, cộng tác viên, bạn đọc trong và ngoài tỉnh tham gia viết bài, thơ, truyện ngắn… và gửi tranh, ảnh cho số báo xuân.
(HBĐT) - Mới đây, Sở VH-TT&DL phối hợp Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á thực hiện thám sát, nghiên cứu hình khắc trên đá tại suối Cỏ, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn). Đây là những hình khắc không phải tùy tiện mà có ý thức và kỹ năng rất rõ ràng, liên quan đến tín ngưỡng cổ truyền của các cộng đồng cư dân cổ xưa sinh sống quanh vùng sơn khối lõi của tỉnh, nơi phân bố nhiều di tích gốc của Văn hóa Hòa Bình có niên đại trên 20 nghìn năm trước.
Sáng 24/10 (tức ngày 1/7 Chăm lịch), hàng ngàn đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn và du khách tập trung về Di tích Quốc gia đặc biệt tháp Pô Klong Garai, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận tổ chức đón mừng lễ hội Katê năm 2022.
(HBĐT) - Ngày 23/10, Công đoàn ngành Giáo dục và Công đoàn ngành Y tế tỉnh phối hợp tổ chức Hội thi "Tìm hiểu Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) cho giáo viên và học sinh, sinh viên” năm 2022.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 21-22/10, Sở VH-TT&DL tổ chức Hội thi Tuyên truyền cổ động tỉnh năm 2022. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, UBND các huyện, thành phố...
(HBĐT) - Đến với Vĩnh Phúc dự hội nghị, hội thảo, trong chương trình đi thực tế có nhiều nơi để đi, nhiều điểm để đến, nhưng các hội viên nhà báo đã chọn Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức là điểm đến. Bởi khi đến đây, ngoài việc chiêm bái thiền viện - "đóa sen khổng lồ” tọa lạc giữa mây trời Sông Lô, các hội viên còn được thỏa nguyện tìm hiểu để biết thêm về một con người kiệt xuất - Phật hoàng Trần Nhân Tông.
(HBĐT) - Theo truyền thuyết Sử thi Đẻ đất, đẻ nước, bà Nhần là nhân vật thần thoại sáng thế, sinh ra trời, đất, nước, trăng, sao, mây, mù và các loài sinh vật… Con người nhỏ bé và ít ỏi nhưng được hưởng không gian vô cùng rộng lớn. Khi có không gian rồi lại phải có thời gian. Nếu không, với thời gian vô biên không có điểm dừng, mọi hoạt động sẽ mất phương hướng, sẽ bị đảo lộn. Việc ý niệm, phân chia về thời gian là cả một vấn đề thuộc về nhận thức nên hết sức khó khăn. Phân chia thời gian không hợp lý sẽ không thuận lẽ tự nhiên. Mo Mường đã miêu tả như sau: "Ka̭ dỉ chim pi̭p chuô hăi tắi te̒w/ Tew khew chuô hăi tắi dốn/ Kháng pốn kon chim kôông mă̒i nhă̭w/ Kái kẳw chuô hăi khwẳw hôông/ Chim kôông chuô hăi muố pe̒l, muố ma̭/ Ka kỏ chuô hăi oỏng dác khu̒ng kôô̒ng khương/ Chuô dêênh tinh dêênh mươ̒ng kon khang, kẻ khó” (Khi ấy bìm bịp chưa biết ngủ cành cao/ Chào mào chưa biết ngủ cành la/ Tháng tư con chim công đi dạo/ Chim cú chưa biết ngoáy lỗ, sửa lông/ Chim công chưa biết múa đuôi, múa cánh/ Gà rừng chưa biết uống sương đêm, sương mai/ Chưa nên bản, nên mường con sang, kẻ khó) (Mo Mường).
(HBĐT) - Rừng cây nhiệt đới quanh năm đầy hoa trái, cây củ, cũng là nơi sinh sống của nhiều loài chim muông, người nguyên thủy có thể khai thác nguồn lương thực, thực phẩm của thiên nhiên. Chính vì vậy, từ rất sớm, Mai Châu được con người biết tới và khai thác. Trong môi trường thiên nhiên đa dạng, phức tạp, con người đã sinh sống và không ngừng phát triển. Vết tích cuộc sống của họ qua bao đổi thay của môi trường, của xã hội vẫn được giữ gìn nguyên vẹn trong lòng đất. Những người làm công tác khảo cổ với tấm lòng trân trọng quá khứ của dân tộc đã về huyện Mai Châu, làm sống lại thuở ban đầu của con người trên đất Mai Châu.