Nằm trên độ cao khoảng 800 m so với mực nước biển, trong khu rừng tự nhiên núi đá của xóm Bo Trẳm, xã Ngổ Luông (Tân Lạc), thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông có quần thể 11 cây nghiến đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. Đây là quần thể cây nghiến cổ thụ có đường kính từ hơn 1m đến hơn 3m, chiều cao vút ngọn từ 20 - 38m, đường kính tán từ 8 - 30m, tuổi đời từ 663 -1.433 năm, cây to nhất 6 người ôm không xuể.
Việt Nam sở hữu hàng ngàn lễ hội - tài nguyên to lớn để phát triển du lịch lễ hội hấp dẫn, đặc sắc. Không chỉ lễ hội truyền thống, các lễ hội mới cũng đã hình thành thương hiệu, thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế. Việt Nam đang hợp tác với ASEAN để phát triển loại hình du lịch lễ hội bền vững.
Tết và các phong tục của Tết đã ra đời cả nghìn năm trước, với xuất phát điểm từ một xã hội nông nghiệp. Cùng với sự vận động, phát triển của xã hội, lối sống, nhu cầu của từng cá nhân, gia đình cũng có nhiều thay đổi. Bởi thế cách gìn giữ, lan tỏa giá trị của Tết chính là đi tìm sự thích ứng, hài hòa để những nét đẹp văn hóa truyền thống được nối dài và tiếp tục phát huy trong xã hội hiện đại.
Ngày 12/2 (tức mồng 3 Tết Giáp Thìn), Ban Tổ chức Lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy tổ chức lễ xin mở hội. Tham dự buổi lễ có các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện; lãnh đạo một số phòng, ban, đơn vị thuộc huyện Lạc Thủy; Đảng ủy, HĐND, UBND xã Phú Nghĩa.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Tập đoàn Bưu chính Pháp (La Poste Group) đã phát hành một bộ tem đặc biệt gồm 2 con tem để kỷ niệm năm con Rồng theo truyền thống của người châu Á.
Được biết thông tin qua kỹ sư Quách Tự Hải, nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hoà Bình về bản Đon, tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào có một cộng đồng người Mường từ Việt Nam sang. Như có duyên, tháng 3/2023, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh nhận được thư mời của Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Hủa Phăn mời sang giúp bạn nghiên cứu, làm rõ nguồn gốc và văn hóa của người Mường ở địa phương. Được tỉnh cho phép, Hội VHNT tỉnh thành lập đoàn công tác, lên đường sang làm nhiệm vụ.
Sáo ôi là nhạc cụ dân tộc độc đáo của người Mường. Tiếng sáo gọi mùa Xuân du dương khắp bản làng, trong trẻo, tình tứ mà da diết tựa làn gió xuân mềm mại, ngọt ngào, như chứa đựng tâm tư, tình cảm của đồng bào vùng cao Tây Bắc.
Tháng Chạp, khi mọi người tất bật với công việc cuối năm thì đồng bào Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) đã chờ đón Tết. Đồng bào Mông ăn Tết sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng. Khi những nụ đào phai hé nở là bà con trút lúa nếp nương vào cối xay cho ra hạt gạo trắng ngần để chuẩn bị những mẻ bánh dày thơm dẻo đón Tết.
Một mùa Xuân mới đã về trong không khí hân hoan, phấn khởi. Năm cũ qua đi, chào đón năm mới với những niềm vui mới, các văn nghệ sĩ của tỉnh hăng say sáng tạo nghệ thuật và ấp ủ dự định cho ra đời thêm nhiều "đứa con” tinh thần ấn tượng, giá trị để phục vụ độc giả. Đồng thời góp phần quảng bá quê hương, con người Hòa Bình đến với bạn bè trong cả nước…
Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng. Trong nền văn hóa đó có một loại hình nổi bật, độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc đó là mo Mường. Nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa (DSVH) mo Mường, Hòa Bình cùng các tỉnh, thành phố lập hồ sơ quốc gia trình UNESCO ghi danh mo Mường là di sản cần bảo vệ khẩn cấp.
Những ngày gần Tết, người dân tỉnh Hòa Bình tự hào, phấn khởi khi Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh được triển khai. Đặc biệt, tỉnh vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự và phát biểu chỉ đạo. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ tỉnh đến cấp huyện, xã, tạo sức lan tỏa rộng rãi.
Cơm lam Mường Động - sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao không đơn thuần là món ăn mà còn gắn với văn hóa tín ngưỡng của người dân Mường Động. Theo quan niệm của người xưa, nhờ mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt mới có được hạt gạo dẻo thơm. Vậy nên cơm lam được coi như thành quả sau một năm lao động vất vả, là món ăn không thể thiếu mỗi độ Tết đến, Xuân về…