(HBĐT) - Ngày 12/2 tức ngày 8 tháng giêng, UBND xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn tổ chức lễ hội Đình Cổi. Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp xã, gắn liền với các sự kiện văn hoá của các địa phương trong 3 ngày. Lễ hội có 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần chính lễ là nghi lễ rước sắc phong và rước thánh từ chân núi Khụ Bậy về đình. Phần hội có những trò chơi dân gian như đánh mảng, đánh cù, kéo co, nhảy dây, đi cà kheo, ném còn, giao lưu văn nghệ dân gian, thi bóng chuyền…
(HBĐT) - Sáng ngày 12/2 (mùng 8 âm lịch), tại sân đình Lập (xã Lập Chiệng, huyện Kim Bôi), ủy ban nhân dân xã lập Chiệng đã tổ chức lễ hội Đình lập xuân Kỷ Hợi.
(HBĐT) - Tết Kỷ Hợi năm nay được nghỉ dài ngày, thời tiết khô ráo nên lượng khách đến các điểm du lịch tại tỉnh ta tăng mạnh.
(HBĐT) - Ở xã Tân Phong (Cao Phong), nhiều người biết đến xóm Trang Trên 3 nhiều năm liên tục là làng văn hóa tiêu biểu. Đây là kết quả của sự nỗ lực, đoàn kết phát triển KT - XH, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư của cán bộ, nhân dân trong xóm.
(HBĐT) - Ngày 10/2 (mồng 6 Tết), tại xã Dũng Phong (Cao Phong) đã diễn ra Lễ hội Khai mùa Mường Thàng.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 9 - 10 (tức mồng 5 và mồng 6 Tết), tại thôn Chùa, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã tổ chức lễ hội đình làng Chùa.
Lễ trao giải sớm ngày 11/2 (giờ Việt Nam) chứng kiến "Công chúa nhạc pop" Ariana Grande "rinh" tượng vàng Grammy đầu tiên trong sự nghiệp của mình với chiến thắng tại hạng mục Album nhạc pop xuất sắc cho album "Sweetener."
(HBĐT) - Ngày 8/2 (mùng 4 Tết), phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội xuân 2019. Hội xuân được tổ chức mỗi năm một lần vào dịp đầu xuân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, sự gắn kết để cán bộ, nhân dân bước vào một năm lao động sản xuất, công tác, học tập đạt kết quả.
(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp được về thăm một bản Mường xinh đẹp, nơi dù không còn nhiều mái nhà sàn nhưng bao đời nay, bà con vẫn luôn nhắc nhở nhau giữ lấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Bản Mường đó chính là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống - xóm Cóm, xã Đông Lai của huyện Tân Lạc.
Ai đã từng sinh ra ở nông thôn hẳn sẽ biết nhiều loài chim trời bay lượn trong không gian khoáng đạt. Những con chim bình dị, gắn bó nhất với con người là chim sẻ. Mùa nào chúng cũng quẩn quanh bên con người và thường làm tổ trong những hốc ngói, những hốc dui của ngôi nhà truyền thống.
(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, là một nét văn hóa đặc trưng của người Mường Hòa Bình. Sắc màu của cuộc sống, không gian của núi rừng được đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Mường khắc họa trên từng đường nét hoa văn thổ cẩm. Có lẽ mùa xuân là thời gian đẹp nhất để thổ cẩm khoe sắc. Từ bàn tay khéo léo, với tình yêu và tâm huyết bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc, những nghệ nhân, những người phụ nữ ngày đêm miệt mài bên khung cửi để làm ra sản phẩm thủ công mang đậm bản sắc, lấp lánh tình yêu quê hương, đất nước. Họ đã dệt nên mùa xuân, dệt thành mơ ước lưu giữ và truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay.
(HBĐT) - Hòa Bình được biết đến là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Trên địa bàn tỉnh nhiều dân tộc cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%, dân tộc Kinh chiếm 27,73%, dân tộc Thái chiếm 3,9%, dân tộc Dao chiếm 1,7%, dân tộc Tày chiếm 2,7%, dân tộc Mông chiếm 0,52%, các dân tộc khác chiếm 1,18%. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú từ tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống… Trong đó, nghệ thuật trình diễn dân gian bao gồm: âm nhạc, múa hát, diễn xướng dân gian… tạo nét riêng đặc sắc trong các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
(HBĐT) - Chống chếnh, phiêu diêu, muốn cười, muốn hát… cảm xúc thăng hoa đó đến với tôi khi cùng những người bạn thưởng thức rượu Mai Hạ - thứ rượu được làm từ men lá - món quà quý của núi rừng Mai Châu. Cảm xúc đó đã nâng bước chân tôi đến với Mai Hạ - Mai Châu, thủ phủ của những giọt nồng đắng đót này.
(HBĐT) - Theo thời gian, "văn hóa” rượu cần của người Mường đã được đông đảo người dân cả nước biết đến và đón nhận; số cơ sở sản xuất rượu cần và cửa hàng giới thiệu, bày bán rượu cần mở ra trên địa bàn tỉnh ta ngày càng nhiều. Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ hợi, chúng tôi đã tìm về mảnh đất Mường Vang – nơi nổi tiếng với hương vị rượu cần truyền thống của người Mường xưa, nơi vẫn còn những người phụ nữ Mường đeo "ớp” lên rừng hái lá về làm men.
(HBĐT) - Mỗi khi tiếng khèn ngân lên thì già, trẻ, gái, trai khắp bản chẳng thể ngồi yên mà tưng bừng nhảy múa theo nhịp điệu khèn. Say đắm đến vậy nên khèn Mông không thể thiếu trong đời sống của người dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).