(HBĐT) - Không hẹn, không điện thoại trước, đúng trên tinh thần “phượt”, vượt gần 80 km đường đèo dốc quanh co, chúng tôi đến bản Hang Kia II, xã Hang Kia, huyện vùng cao Mai Châu vào ngày đầu tiên của năm mới tính theo lịch Mông. Lúc này, sương giá đã bắt đầu tan loãng, ánh mặt trời chan hoà thổi hơi ấm xuống thung lũng rực rỡ hoa đào, hoa mận.
(HBĐT) - Đã từng nghe đến cái tên Vì Thị Tồn gắn với thương hiệu rượu Mai Hạ (Mai Châu) từ hơn 10 năm trước nhưng khi chưa gặp gỡ, chuyện trò, hình ảnh của chị trong tôi hoàn toàn khác lạ. Một người phụ nữ Thái với gương mặt, tính cách mạnh mẽ, làn môi quết trầu đỏ thắm và có thể ngất ngư bên chén rượu nồng mời khách bất cứ lúc nào. Nhưng gặp chị rồi tôi lại cảm nhận điều ngược lại: Dịu dàng, chân chất, ngay cả giọng nói, bước đi cũng nhẹ nhàng như một thiếu nữ và lại không biết uống rượu (chị bảo vậy). Điều này đã khiến tôi ngạc nhiên, tò mò hơn nữa bởi chị là chủ của một cơ sở sản xuất rượu gia truyền không chỉ có tiếng ở trong tỉnh mà hương vị đã bay xa đến cả Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...
(HBĐT) - Trong tiềm thức của mỗi người dân, đình Cời có từ rất lâu đời và là điểm đến tâm linh để nhân dân thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ những người có công lập bản, lập Mường, bảo vệ khỏi thiên tai, địch họa và hướng dẫn con người lao động sản xuất. Giá trị lịch sử văn hoá của đình Cời được biết đến chính xác nhờ vào các bản sắc phong cổ và trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng nơi đây.
(HBĐT) - Đã thành thông lệ, mỗi độ Tết đến, xuân về hoặc trong các dịp lễ hội, đình đám, người Việt Nam thường tổ chức các trò vui chơi truyền thống như đánh đu, chọi gà, đấu vật, đánh cờ. Đây cũng là dịp để mọi người tụ họp, tận hưởng không khí vui vẻ đầu năm. Trong đó, cờ tướng là thú chơi tao nhã, thu hút nhiều người tham gia, không kể địa vị chức sắc giàu sang, nghèo hèn hay người nông dân chân lấm tay bùn đều bình đẳng trước những ván cờ.
(HBĐT) - Tối 30/1/2014 (30 Tết), tại quảng trường Cung văn hoá tỉnh, Sở VH-TT&DL phối hợp với Công an tỉnh tổ chức đêm biểu diễn nghệ thuật đón giao thừa chào xuân Giáp Ngọ 2014. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.
(HBĐT) - Với quyền uy tột bậc trong xã hội Mường thời phong kiến vậy nên chỉ khi nào nhà lang “phát lệnh” người dân mới bắt đầu được đón Tết. Tuy nhiên có một điều đặc biệt, đó là Tết của nhà lang hầu như cũng chẳng khác mấy so với nhà dân và trong những ngày Tết, cửa nhà lang luôn rộng mở cho ai cũng có thể đến...
(HBĐT) - “Xóm Đồng Chụa có 170 hộ với 803 khẩu, trong đó, 97% là đồng bào người dân tộc Dao. Năm 2013 vừa qua, toàn xóm có 87% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, thu nhập bình quân trong xóm đã đạt mức 22 triệu đồng/người/năm. Xóm không có người nghiện hút, không có tệ nạn xã hội. 8 năm liền Đồng Chụa đạt làng văn hóa tiên tiến cấp thành phố và đang phấn đấu đạt làng văn hóa cấp tỉnh trong năm 2014”. Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Bàn Sinh Lương, Trưởng xóm Đồng Chụa, xã Thống Nhất (thành phố Hòa Bình) phấn khởi cho biết.
(HBĐT) - Năm nay, gia đình ông Nguyễn Công Đàm, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) tiếp tục có một cái Tết cổ truyền no ấm. Để đón tổ tiên về trần gian ăn Tết cùng con cháu, ông Đàm chọn hai cây mía tím đẹp nhất, khoẻ nhất trong vườn nhà, kính cẩn dựng ở hai bên bàn thờ tổ tiên. Phong tục này đã được gia đình ông cũng như nhiều hộ gia đình trong xã Đông Lai gìn giữ từ đời này đến đời khác.
(HBĐT) - Chúng tôi đến Đà Lạt đúng vào dịp tỉnh Lâm Đồng tổ chức Festival Đà Lạt với ba sự kiện văn hóa lớn, đó là công bố năm du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, đặc biệt là Festival hoa Đà Lạt lần thứ 5.
(HBĐT) - Mỗi dịp đầu xuân, trên địa bàn tỉnh có khoảng 40 lễ hội được tổ chức, trong đó có 2 lễ hội quy mô cấp huyện, 17 lễ hội cấp xã và 21 lễ hội do các làng, bản tổ chức. Bên cạnh việc lễ hội tỉnh ta ngày càng được tổ chức quy mô, rầm rộ, màu sắc, phía sau sự hoành tráng vẫn còn đó những mảng màu tối đáng quan tâm.
(HBĐT) - Trong cái se lạnh của những ngày giáp Tết, người Tày ở huyện Đà Bắc lại tất bật chuẩn bị lễ vật cúng, đan mâm, làm đũa hoa cho mâm cỗ mừng Tết cơm mới. Đây là lễ cúng truyền thống quan trọng nhất đối với mỗi gia đình của đồng bào dân tộc Tày với ý nghĩa tổng kết một năm sản xuất, dâng thành quả lao động cúng đất trời, cầu mưa thuận gió hoà và bày tỏ sự tôn kính lên ông bà, tổ tiên đã khuất.
(HBĐT) - Cô gái có cái tên rất đẹp: Hồng Nga cùng tôi đứng rất lâu ngắm nhìn thành phố Hoà Bình lung linh trong ánh điện. Chiếc khăn trong tay Nga đã ướt vì những giọt nước mắt xúc động, song mùi nước hoa sang trọng xứ trời âu vẫn phảng phất đâu đây. Giọng Hồng Nga như quánh lại:
(HBĐT) - Năm hết, Tết đến - đó là điệp khúc bao đời nay của dân tộc ta, mỗi người dân đều phải lo - nghĩ tới, nhất là người có tuổi, chủ gia đình, chủ cơ quan, doanh nghiệp... Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo ngày nghỉ tết Giáp Ngọ cho cả nước trong phiên họp Chính phủ vừa qua đó sao!
(HBĐT) - Hội đu Vôi ở xã Liên Vũ (Lạc Sơn) là lễ hội cầu mùa của người dân trong xã cầu mong thần linh phù hộ cho một năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi và cho nam, nữ trong Mường, ngoài xứ có dịp gặp nhau tìm hiểu giao duyên.
(HBĐT) - Ngày 27/1, LĐLĐ tỉnh, Sở VH – TT&DL tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao CNVCLĐ, giai đoạn 2014 – 2019.