(HBĐT) - Háo hức, rộn ràng là cảm xúc dâng trào trong lòng người dân bốn Mường (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động) hướng về Lễ hội Khai hạ (LHKH) dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Lễ hội nhằm tôn vinh giá trị, nét đẹp bản sắc văn hóa cùng nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng mang tính truyền thống.

Xuống đồng từ đường cày đầu xuân

(HBĐT) - Quan niệm xưa, ngày xuân cày ruộng tịch điền gắn với nghi lễ tế trời, khai đất, vừa mang ý nghĩa thiêng liêng, vừa trần thế nhằm coi trọng nông nghiệp, khuyến khích thần dân trăm họ chăm lo sản xuất, chính là lời khuyên, bài học lớn mà cha ông ta luôn nhắc nhở các thế hệ con cháu.

Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Quý Mão 2023

(HBĐT) - Sáng 27/1 (tức mồng 6 tháng Giêng), tại sân vận động xã Dũng Phong (Cao Phong) đã diễn ra Lễ hội Khai mùa Mường Thàng mừng Đảng, mừng xuân Quý Mão 2023.

Tổ chức gian trưng bày các sản phẩm nông sản, thủ công truyền thống, sản phẩm văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Sáng 28/1, tại Sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc), trong khuôn khổ Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023, Ban tổ chức Lễ hội đã tổ chức các gian trưng bày sản phẩm nông sản, thủ công truyền thống, sản phẩm văn hóa dân tộc.

Sôi nổi các hoạt động trước khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường

(HBĐT) - Sáng 27/1, trong khuôn khổ các hoạt động trước khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình đã diễn ra nghi lễ mo cúng Thổ công, Thổ địa; thi đấu vòng loại các trò chơi dân gian, thể thao dân tộc và thi séc bùa của 16 xã tại sân vận động xã Phong Phú và nhà văn hoá xóm Luỹ Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc).

Sáng nay (mồng 6 tháng giêng) diễn ra các hoạt động của Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) -Sáng 27/1 (tức mồng 6 tháng giêng) diễn ra một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023.

Vấn vương xòe Thái Tây Bác

(HBĐT) - Múa xòe có từ bao giờ, không ai nhớ. Chỉ biết từ xa xưa, người Thái đã có câu hát: "Không xòe không vui/ không xòe cây ngô không ra bắp/Không xòe cây lúa không trổ bông/Không xòe trai gái không thành đôi”. Bởi vậy, trong cuộc vui nào, đồng bào Thái cũng múa xòe. Vì rằng: "Anh không xòe thì hoa héo đi/ Em không xòe trời xuân qua đi...”. Với người Thái Tây Bắc nói chung và người Thái Mai Châu nói riêng, múa xòe như một phần của cuộc sống.

Hương sắc vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Một bên là mênh mang sông nước, phía còn lại là trùng điệp núi non hùng vỹ. Thiên nhiên đã "vẽ” nên huyện vùng cao Đà Bắc thành một bức họa đa sắc màu. Vùng cao mỗi độ Tết đến xuân về với những vạt đào, vườn mận bung nở trắng cả góc rừng.

“Phố" mới Mường Vang

(HBĐT) - Dù chỉ có mấy mẹ con nhưng bà Bùi Thị Chín ở khu tái định cư (TĐC) xóm Nhụn, xã Yên Phú (Lạc Sơn) cũng gói chục cái bánh chưng, thêm ít bánh uôi, bánh ống, chuẩn bị thịt để đón Tết. Cũng như nhiều nhà ở trong xóm, gia đình bà vừa hoàn thiện xong căn nhà ở khu TĐC."Về nơi ở mới, đón một mùa xuân mới với một khởi đầu mới thì Tết cũng phải tươm tất hơn xưa chứ”, nở nụ cười tươi trên khuôn mặt lam lũ, bà Chín mở lòng.

Việt Nam thành công trong kết nối di sản vật thể - phi vật thể

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart đã ca ngợi thành công của Việt Nam trong việc kết nối di sản vật thể với di sản phi vật thể, khẳng định Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thăng hoa cảm xúc với những thanh âm - “Từ trong bời lời”!

(HBĐT) - Trong nắng xuân ngập tràn, hương xuân thổn thức và tâm trí hướng về ngày hội xuân, tôi lục tìm trên giá sách món quà nghệ thuật mới được tặng khi đất trời sang xuân.

Cây mía trong đời sống tinh thần

(HBĐT) - Từ xa xưa, người Mường coi cây mía là cây quý, thiêng và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần. Trong các nghi lễ quan trọng như Tết, lễ dựng vợ, gả chồng, lễ cúng mụ cho trẻ mới sinh, cây mía được người Mường sử dụng như một kiểu "cờ” hay vật phẩm dâng cúng không thể thiếu.

Trống đồng cổ - báu vật của người Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Trống đồng là tài sản quý giá được coi là báu vật cha ông để lại, là biểu tượng của nền văn minh và văn hoá Việt Nam thời dựng nước. Trống đồng được tìm thấy ở Hòa Bình chủ yếu là trống đồng loại II Heger với các nhóm sớm muộn khác nhau. Niên đại của trống loại II Heger kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ XVII. Theo thống kê, tỉnh Hoà Bình phát hiện khoảng trên 100 chiếc trống đồng, trong đó chiếc phát hiện sớm nhất là trống Sông Đà (phát hiện năm 1887), đây là trống loại I Heger và là trống Đông Sơn nhóm A kiểu I, hiện tại chiếc trống này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Guimet (Pháp).