Có hai khái niệm về thơ trẻ, đó là thơ của những tác giả trẻ hay một dòng thơ mới mẻ, non trẻ vừa mới xuất hiện.
(HBĐT) - Ở tỉnh ta có hai nghề truyền thống độc đáo, mang đậm sắc thái văn hoá các dân tộc là dệt thổ cẩm và nấu rượu cần được lưu giữ đến giờ. Tuy rằng, việc bảo tồn, khôi phục các làng nghề truyền thống chưa nhiều.
(HBĐT) - Với phương châm “Sống tốt đời đẹp đạo - Đồng hành cùng dân tộc”, trong những năm qua, cộng đồng người công giáo ở xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) luôn đoàn kết, hăng say lao động sản xuất, không ngừng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp.
Thông thường vào đầu năm mới, nhiều người hay chọn một hướng xuất hành để lấy may. Đã nhiều năm nay được ăn Tết ở Hà Nội, nơi tôi chọn đến khi xuất hành đều là Văn Miếu. Ý nguyện của riêng tôi trùng hợp với nhiều người. Ai cũng nghĩ chữ là vốn giàu có nhất của mỗi đời người nên đều ước ao...
Dù bận rộn với lịch diễn cũng như các hoạt động ghi âm ở phòng thu nhưng Uyên Linh đã nhận lời tham gia lễ hội "Đêm Valentine thế kỷ" (tối 13/2 tại Cầu Ánh Sao, Phú Mỹ Hưng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) khi biết đây là nơi gặp gỡ của đông đảo các bạn trẻ yêu thích Thần tượng âm nhạc 2011.
Sáng 10-2, tại Thiền viện Hương Vân, thuộc Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, núi Ngũ Phong, Phường An Tây, thành phố Huế đã diễn ra Đại lễ cầu “Quốc thái dân an” với mong muốn đất nước phồn vinh, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, chúng sinh an lành.
Ngày 12-2, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tổ chức triển lãm tranh minh họa của các hội viên Hiệp hội thiết kế tranh minh họa Hàn Quốc.Triển lãm trưng bày hơn 70 tác phẩm tranh minh họa theo hình thức đồ họa máy tính, giới thiệu sự phát triển của ngành đồ họa máy tính Hàn Quốc và những nét độc đáo, mới mẻ của nghệ thuật tranh minh họa hiện đại. Với chủ đề văn hóa Hàn Quốc, các họa sĩ có phong cách riêng trong hình thức thể hiện qua mỗi tác phẩm. Triển lãm còn trưng bày tranh của các họa sĩ Việt Nam như: Công Quốc Hà, Nguyễn Thế Duy và Nguyễn Văn Cường với các tác phẩm đồ họa in lưới, khắc gỗ và khắc thạch cao. Triển lãm sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của người Việt Nam đối với mỹ thuật hiện đại Hàn Quốc, đây cũng là dịp các họa sĩ đồ họa hai nước giao lưu trên lĩnh vực này. Triển lãm mở cửa đến ngày 16-2.
(HBĐT)- Ngày 10/2, UBND phường Thái Bình (TP. Hoà Bình) đã tổ chức Hội xuân Tân Mão 2011. Đây là một trong những hoạt động văn hoá được tổ chức hàng năm trong những ngày đầu năm mới tại sân đình làng tổ 16 phường Thái Bình.
(HBĐT)- Ngày 9/2 (mồng 7/1 âm lịch) đã diễn ra lễ hội chùa Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).
Ngày 9/2, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 162/CĐ-TTg về công tác quản lý và tổ chức lễ hội gửi thủ trưởng các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Khi trời về đêm, người dân từ khắp mọi nơi vẫn nghìn nghịt kéo về Nam Định trẩy hội và thăm thú một phiên chợ đặc biệt mỗi năm chỉ họp một lần, phiên chợ độc đáo còn được người ta nhắc tới bằng cái tên: chợ “âm phủ”.
Sau hai công trình thử nghiệm bạc tỷ với “Kim Vân Kiều” và “Chiếc áo thiên nga”, Tết Nguyên đán Tân Mão 2011, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã thôi thử nghiệm để quay về với cải lương xưa qua vở “Đả chiến phá sông Ngân”. Vở diễn được đầu tư chỉ 500 triệu đồng nhưng được đánh giá hấp dẫn, trình diễn phục vụ khán giả tại rạp hát Thủ Đô vào các tối 6, 7 và 8-2.
Từ ngày 9/2 đến 10/4, triển lãm ảnh về cuộc chiến tranh ở Việt Nam của cố nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới Henri Huet diễn ra tại Nhà nhiếp ảnh châu Âu ở thủ đô Paris, Pháp nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất của ông.
(HBĐT) - Truyền thuyết kể rằng: Ông Đùng, bà Đùng thời cổ xưa là những ông thần, bà thánh thương dân, thấy thác nước nhưng đồng ruộng lại khô cằn nên có ý định ngăn sông Đà cho nước vào ruộng. Công việc đứt gánh giữa đường, những cục đất, đá khổng lồ rơi xuống thành đồi núi, trong đó có núi Đúng. Nơi xưa, ông Đùng, bà Đùng ngăn sông không thành nay con cháu đã xây dựng thành nhà máy thủy điện Hòa Bình.
(HBĐT)- Là người con của đất Mường, từ khi sinh ra đã thấy niềm tự hào trong đó. Có lẽ bởi vậy mà những thi sĩ của đất Mường dù thả hồn theo mây, gió, theo dòng chảy của thời gian cũng không quên nhớ về nguồn cội. Bản sắc khó phôi pha ấy đã tạo nên chất liệu cho thơ với ngàn vạn lời hay, ý đẹp tồn tại mãi với thời gian.