(HBĐT) - Những ngày trước Tết Nguyên đán, ánh nắng hanh vàng tràn ngập khắp các con đường, ngõ phố, bản làng. Hoa đào, hoa mai bung nở những nụ xuân. Tết vì thế cũng như đến sớm hơn. Ấy vậy mà đến ngày đón giao thừa, không khí lạnh tràn về làm cho Tết cổ truyền mang đúng không khí của ngày Tết. Đất trời giao hòa, xuân đã sang, mọi người cũng phấn chấn hòa vào những hoạt động đón xuân mới với ước vọng cho một năm mới an khang, hạnh phúc.
(HBĐT) - Trong cái nhìn của những người quan tâm đến nền văn hóa của đất Mường Hòa Bình, cho đến nay, huyện Tân Lạc (theo cách gọi xưa là Mường Bi) còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng qua từng lễ hội.
(HBĐT) - Ra giêng ngày rộng, tháng dài cũng là lúc người người, nhà nhà vùng Mường Kỳ Sơn tưng bừng mở hội xuân. Hội xuân nơi đây được tổ chức thường niên tại các xã, cụm xã có đông cư dân Mường sinh sống, có năm tổ chức ở xã Dân Hạ, năm lại ở xã Phú Minh, xã Yên Quang...
(HBĐT) - Ngày 16/2 (mùng 7 âm lịch), xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đã tổ chức lễ hội chùa Chanh. Gần 1 vạn người trong xã, các xã lân cận và khách thập phương đã đến dự lễ hội.
(HBĐT) - “Mặt sông như tấm lụa trời/ Mưa sa xuống nước/ Ngỡ trời thêu hoa...” - Tôi lẩm nhẩm đọc mấy câu tạp bút của một người bạn cũ. Cảm giác thật phiêu diêu khi đắm mình trong mênh mang sông nước lòng hồ những ngày cuối mùa đông. Quên cả gió lạnh. Quên cả cái ướt át như có như không của cơn mưa phùn. Tiếng sóng vỗ ì oạp mà tôi cứ ngỡ mình nghe được âm thanh mùa xuân đang gõ nhịp lên mạn thuyền…
(HBĐT) - Đây là xác tàu chiến của thực dân Pháp bị quân và dân ta bắn chìm trên sông Đà tại trận đánh Lạc Song... Đây là xác xe tăng bị Anh hùng Cù Chính Lan tiêu diệt trong trận phục kích ở dốc Giang Mỗ tháng 12/1951... Trải qua 60 năm kể từ khi Chiến dịch Hòa Bình kết thúc thắng lợi (1952 - 2012), âm vang của quá khứ hào hùng vẫn hiện hữu sống động qua những hiện vật lịch sử đã nhuốm màu thời gian. Mỗi hiện vật là một thước phim tài liệu không bao giờ phôi phai giá trị, gắn liền với một câu chuyện mà giờ đây được nghe kể lại, chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng sẽ cảm thấy tự hào.
(HBĐT) - “Đêm rượu cần bản làng mình, ai chưa say là chưa vui, ngôi nhà sàn nghiêng ngả, chuếnh choáng trong mặt người... Chum rượu nồng khao khát, niềm vui ta vơi đầy... Nào ta vít cần trúc, uống niềm vui vui cho say, niềm vui càng càng san sẻ, chớ để say say một người, đêm rượu cần bản làng mình, ai chưa say là chưa vui”... Những lời hát da diết trong bài “Bên chum rượu cần” của nhạc sĩ Trần Vương vang xa từ ngôi nhà sàn đầu bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã khiến nhóm bạn ở Hà Nội của tôi tò mò, háo hức được mục sở thị, được đắm mình trong men say của núi rừng Tây Bắc.
(HBĐT) - Có mặt tại khu vực chuẩn bị xây nhà thờ mới của Giáo xứ Hòa Bình (cạnh quốc lộ 6) vào thời điểm đồng bào Công giáo đang tất bật chuẩn bị cho ngày lễ Giáng sinh đón chào năm mới 2013 có lẽ không chỉ riêng tôi mà mọi người đều có thể cảm nhận rõ không khí rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi đây. Trong giây phút thiêng liêng thiên Chúa giáng sinh, mỗi người đều cầu mong cuộc sống luôn được hạnh phúc, an lành.
(HBĐT) - Ngày 15/2 (mùng 6 Tết), xã Xuân Phong (Cao Phong) đã tổ chức lễ hội Xuống Đồng.
(HBĐT) - Tạm xa những lo toan, bộn bề của cuộc sống đời thường, chúng tôi có mặt tại chùa Hoà Bình Phật Quang Tự vào một ngày cuối năm. Khác với những ngày rằm, mồng một, quang cảnh chùa vắng vẻ, tĩnh lặng hơn. Thắp nén nhang thơm, chắp tay trước đức Phật cầu mong cho gia đình, người thân luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, làm ăn phát tài. Bất kỳ ai đứng trước đức Phật đều trang nghiêm, thanh tịnh, cảm thấy tâm hồn tĩnh tại, hướng đến điều thiện.
(HBĐT) - Ngày 13/2 (ngày mồng 4 Tết), huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ khai hội Chùa Tiên xã Phú Lão năm 2013. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện Lạc Thủy, xã Phú Lão; lãnh đạo một số huyện trong, ngoài tỉnh và đông đảo phật tử, du khách thập phương. Về phía Giáo Hội Phật giáo có đại đức Thích Đức Nguyên, UV Hội đồng trị sự T.Ư Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hòa Bình.
(HBĐT) - Đã 3 mùa hoa mận, hoa đào đua nhau khoe sắc trên khắp các bản làng của huyện vùng cao Mai Châu cũng là 3 năm chúng tôi chọn chuyến du xuân đầu tiên là đến với lễ hội Xên bản, Xên mường của đồng bào dân tộc Thái để được đắm mình vào các hoạt động mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc mà ở đó không thể thiếu màn keeng loóng rộn rã lòng người của các cô gái Thái duyên dáng, nết na như mời gọi du khách hãy nhớ, hãy thương một miền sơn cước thanh bình, tươi đẹp.
(HBĐT) - Khi người Kinh sửa soạn cúng ông Công, ông Táo là lúc người Mường, (xã Yên Trung, Thạch Thất - Hà Nội) háo hức đi chợ phiên, say mê đánh cồng chiêng, mời ông bà, tổ tiên về đón Tết. Xuân về, trên những con đường men chân núi, người Mường khắp 7 thôn rộn ràng đi chợ. Người gánh gồng, người thồ xe, người đi bộ, tiếng cười nói dội vào vách núi vang lên lanh lảnh. Thấm thoắt đã tròn 4 năm trở thành công dân thủ đô nhưng người Mường xã Yên Trung vẫn giữ nguyên những nét văn hóa độc đáo trong ngày Tết...
(HBĐT) - Năm hết, tết đến - đó là câu nói mà tôi nghe được lần đầu từ miệng bố tôi, sau cái thở dài của ông, với tâm trạng lo lắng trước bao việc cần làm và những nhu cầu mua sắm cho ngày tết đã cận kề. Chồng đi cày, vợ đi cấy, con cái đông lại đang tuổi ăn học. Đó cũng là gia cảnh chung của nhiều gia đình trong cái làng Mường nhỏ bé bên sông Đà này.
(HBĐT) - Mỗi độ hoa đào đua nhau khoe sắc, cánh én chao nghiêng giữa bầu trời xanh cũng là lúc mùa xuân đã về, năm mới đã sang và khắp các làng quê của xã Yên Trị (Yên Thủy) lại náo nức vào mùa trẩy hội - lễ hội chùa Hang. Có lẽ hiếm nơi nào lại được thiên nhiên ưu ái ban tặng một vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa kỳ vĩ và cũng thật độc đáo như chùa Hang - Hang Chùa mà cổ nhân gọi tên Văn Quang Động. Bởi lẽ chùa được xây dựng trong hang động núi non hùng vĩ, nhũ đá rêu phong tạo sự tôn nghiêm mà không kém phần nên thơ, huyền ảo.