(HBĐT) - Tết Nguyên đán là dịp được nghỉ lễ dài nhất trong năm, cũng là thời điểm được đoàn tụ với gia đình sau 1 năm. Đặc biệt là giới trẻ luôn mong Tết vì được gặp gỡ bạn bè, đi chơi thoải mái sau những ngày tháng đi học, đi làm. Mới mẻ, hiện đại và gọn nhẹ nhưng vẫn ngập tràn niềm vui, đó là xu hướng đón Tết của giới trẻ hiện nay ở Hòa Bình.

Thăm di tích “3 không” bên sông Bạch Đằng

(HBĐT) - Không rác thải, không hàng quán, không thu bất kỳ khoản phí nào là tôn chỉ "3 không” khiến nhiều người bất ngờ khi đến với khu di tích Bạch Đằng Giang (thuộc địa bàn thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng).

Phục dựng nhà dài để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mạ

Tết Tân Sửu 2021, gia đình ông Điểu K’Bôi, ở xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng, có nhà mới, nhà dài truyền thống được phục dựng theo nguyên tác của cha ông người Mạ (gọi là Châu Mạ) bản xứ.

Điện Biên: Không tổ chức lễ hội Hoa Ban để đảm bảo phòng, chống dịch

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, đây là năm thứ hai liên tiếp lễ hội Hoa Ban không được tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ghi nhận công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 tại các điểm thờ tự, thăm viếng đầu xuân

(HBĐT) - Sáng ngày mồng 1 Tết Tân Sửu, chúng tôi có mặt tại chùa Hòa Bình Phật Quang (phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình). Ngay khu vực cổng vào, nhà chùa đã bố trí nước rửa tay sát khuẩn cùng các bảng biển truyền thông, hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đa số người dân đến chùa đeo khẩu trang và có ý thức về việc giữ khoảng cách.

Huyện Cao Phong tăng cường công tác phòng chống dịch COVD-19 tại các điểm di tích

( HBĐT) - Những ngày sau Tết, nhu cầu tham quan, vãn cảnh, thực hành tín ngưỡng của Nhân dân rất lớn, vì vậy huyện Cao Phong đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác quản lý và phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích, danh thắng.

Phiêu cùng Bình Liêu

(HBĐT) - Đi Quảng Ninh nhiều đến nỗi không nhớ hết số lần, thế nhưng cuối năm rồi mới là lần đầu tiên tôi đặt chân đến Bình Liêu - huyện miền núi xa xôi của "đất mỏ”. Về đã lâu nhưng vẫn tiếc hùi hụi là sao không đến mảnh đất này sớm hơn, để có được nhiều cung bậc cảm xúc phiêu lãng cùng Bình Liêu, cùng những con người phiêu lưu đến đây lập nghiệp và thành công.

Vũ điệu Chămpa bên tháp cổ

(HBĐT) - Đến "xứ trầm hương” khi vừa kết thúc một đợt mưa bão. Đầu giờ chiều, mưa dứt hẳn, men theo dòng sông Cái, tôi tìm đến khu tháp cổ linh thiêng, nơi mà tôi luôn nghĩ sẽ đặt chân đến đầu tiên khi tới đây. Nắng đã lên và nhuộm vàng dòng sông Cái. Hình ảnh núi Cù Lao và tháp Bà Ponagar in bóng trên sóng nước lung linh.

Năm Sửu nói chuyện trâu

(HBĐT) - Trâu - con vật gắn liền với đời sống người nông dân Việt Nam, từ lúc gà chưa gáy sáng, con trâu đã cùng nông dân ra đồng, nào cày, nào bừa… con trâu đảm nhận phần lớn công việc nặng nhọc của nhà nông... Chưa hết, hình ảnh trâu còn gắn liền với bao sự kiện trong cuộc đấu tranh của dân tộc ta.

Tết của người Việt ngày xưa

(HBĐT) - Phong tục đón Tết của người Việt xưa diễn ra bình dị, vui vẻ, hòa đồng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Tết của người Việt là sự giao hòa giữa ước mơ và hiện thực.

Tạm dừng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

(HBĐT) - Thông thường, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán là thời điểm các lễ hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao sẽ đồng loạt diễn ra, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, đời sống tinh thần của Nhân dân, tạo không khí phấn khởi, vui tươi ở khắp các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, để thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các hoạt động tập trung đông người như trên phải tạm dừng.

Xã luận: Dệt nên những mùa xuân mới

(HBĐT) - Xuân Tân Sửu đã tới. Trong không khí rạo rực ngày xuân, đào khoe sắc thắm, cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc, mừng Đảng ta tròn 91 Xuân, mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp, lòng người hân hoan, niềm vui được nhân lên trên khắp quê hương Hòa Bình thân yêu.