Ra mắt đúng dịp Phụ nữ Việt Nam 20.10, phiên bản điện ảnh về những chú ngựa Pony xinh xắn mang tên My Little Pony: The Movie (tựa Việt: Pony bé nhỏ) là món quà tặng ý nghĩa dành cho các bé gái.
(HBĐT) - Tượng đài Bác Hồ là điểm nhấn kiến trúc nằm trong hành trình thăm quan không thể bỏ qua khi đến với Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là điểm nhấn kiến trúc trên toàn bộ không gian rộng lớn của công trình thủy điện Hòa Bình, đồng thời Tượng đài Bác Hồ cũng tồn tại độc lập, là tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, hoành tráng.
Tiếp tục các hoạt động tham dự Festival Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ 19 đang diễn ra tại Sochi, Liên bang Nga, ngày 18/10, lãnh đạo đoàn đại biểu Việt Nam đã có nhiều cuộc gặp gỡ trao đổi song phương với lãnh đạo các Hội liên hiệp thanh niên các nước, trong đó đáng chú ý là cuộc gặp lần đầu tiên giữa Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong và Chủ tịch Hội đồng điều phối của Tổ chức xã hội toàn Nga Đội Cận vệ trẻ Nước Nga Thống nhất Denis Davidov.
(HBĐT) - Ngày 17/10, Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "85 năm thế giới công nhận nền văn hóa Hòa Bình”. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội thảo.
(HBĐT) - Ngày 17/10, UBND tỉnh tổ chức Khai trương trưng bày hiện vật, tư tiệu bảo tàng; trưng bày sách, báo, tạp chí chủ đề về "Văn hóa Hòa Bình” và triển lãm ảnh đẹp du lịch Hòa Bình năm 2017. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo: Trần Đăng Ninh, Phó BÍ thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh và đông đảo các em học sinh trên địa bàn.
Từ ngày 23/10-15/11, Triển lãm màu nước quốc tế lần thứ hai sẽ được Hội Màu nước Quốc tế - chi nhánh tại Việt Nam (IWS Việt Nam) tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội (đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(HBĐT) - Hang Muối là một mái đá nằm trong khối đá vôi Chiềng Khến, thuộc thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc, là di tích khảo cổ cấp quốc gia. Đây là nơi đọng lại nhiều dấu ấn của một nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hóa của người Việt cổ thời xa xưa.
(HBĐT) - Tại tỉnh Hòa Bình, các di tích khảo cổ Văn hóa Hòa Bình phân bố ở hầu khắp các huyện, thành phố. Theo số liệu thống kê của Viện Khảo cổ học Việt Nam năm 1989, tỉnh Hòa Bình có 69 địa điểm di tích Văn hóa Hòa Bình. Các di tích đều nằm trong các hang động và mái đá cao ráo quanh các thung lũng, có hệ sinh thái phổ tạp thuận lợi cho việc săn bắt và hái lượm. Đặc biệt rất sẵn nguyên liệu cuội để chế tác công cụ lấy từ các sông, suối chảy qua lòng thung lũng.
(HBĐT) - Người Mường sử dụng mo để thực hành các nghi lễ phổ biến trong đời sống. Có 23 nghi lễ sử dụng mo, chia thành 4 nhóm chính. Đó là nhóm nghi lễ cầu phúc, cầu lộc, nghi lễ gọi linh hồn con người; nghi lễ trừ tà ma, cầu yên, cầu sức và nghi lễ đặc biệt là tang lễ. Như vậy, Mo gắn với cuộc đời một con người ngay từ khi sinh ra trong lễ mụ sinh, lễ vía; cho đến khi dựng vợ, gả chồng là lễ cưới; cầu yên, cầu sức trong lễ cúng ma nhà, ma rừng cho đến khi nằm xuống.
(HBĐT) - Vào khoảng những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, công cuộc khai thác thuộc địa đã tạo điều kiện cho các nhà địa chất, khảo cổ Pháp phát hiện hàng loạt di tích tiền sử, trong đó tiêu biểu nhất là Văn hóa Hòa Bình gắn với tên tuổi nữ tiến sĩ khảo cổ học Madelain Colani.
(HBĐT) - Huyện vùng cao Mai Châu có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời với 2 dân tộc Thái, Mông chiếm đa số. Trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn đã tập trung chỉ đạo, đa dạng hóa hoạt động văn hóa, văn nghệ, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân.
Bùi Văn Tỉnh
Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, cửa ngõ vùng Tây Bắc, có vị trí địa lý quan trọng, là vùng đệm trung gian tiếp nối giữa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ với vùng Tây Bắc của Tổ quốc; có diện tích tự nhiên 4.610 km2, dân số trên 83 vạn người. Trên địa bàn tỉnh có các dân tộc Mường, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông, Hoa cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%. Là vùng đất cổ với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng đông nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú, nên ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất Hòa Bình để lại một nền văn hóa nổi tiếng "Văn hóa Hòa Bình”.
Hòa Bình - một trong những chiếc nôi phát triển của lịch sử loài người
(HBĐT)-Nền Văn hóa Hòa Bình được các nhà khảo cổ học nghiên cứu từ rất sớm. Trong đó phải kể đến các nhà khoa học trong và ngoài nước có công trong việc phát hiện, nghiên cứu về Văn hóa Hòa Bình như: Madelaine Colani, tiến sĩ địa chất, người có công đầu trong việc phát hiện, nghiên cứu và đặt tên cho nền "Văn hóa Hòa Bình”; Mathew - người đầu tiên lấy Văn hóa Hòa Bình trong phạm vi toàn cầu làm đề tài luận văn tiến sĩ; Boriscopski, giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đá cũ người Nga, Đại học Tổng hợp Leningrad (Saint Peterburg) Liên Xô cũ đã tiến hành phúc tra một số hang mà M.Colani đã phát hiện và khai quật, đồng thời phụ trách khai quật hang Muối, hang Tằm…;
Thấy Chiều Xuân đi bán hàng online, nhiều người nói thất vọng rồi bảo "chị là nghệ sĩ mà lại đi bán hàng, chào hàng như thế”...
Thủ đô Hà Nội đang trong tiến trình trở thành một đô thị hiện đại. Nhưng dù phát triển đến đâu, văn hóa vẫn luôn là điều tạo nên bản sắc Hà Nội. Từ mùa thu năm Canh Tuất 1010 cho đến mùa thu lịch sử năm 1954 và mùa thu của hơn 30 năm đổi mới, dẫu có những bước thăng trầm, văn hóa Thăng Long - Hà Nội vẫn khiến bao thế hệ yêu mến, gìn giữ và bồi đắp. Đó chính là điều làm nên sức mạnh trường tồn của văn hóa Hà Nội.