Di sản đô thị phần lớn được biết đến là những công trình kiến trúc phản ánh lịch sử phát triển đô thị mang đến cho đời sống hiện đại những giá trị của quá khứ, từ phong cách kiến trúc, kỹ thuật, mỹ thuật trang trí… đến những sự kiện lịch sử - xã hội. Những công trình như vậy ở Sài Gòn - TPHCM tập trung trong khu vực trung tâm thành phố, tạo thành một "vùng di sản” cũng là "vùng ký ức”.

Tỏa sáng tinh hoa nghệ thuật Bài Chòi

Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 7-12-2017. Có được sự ghi nhận này, là bởi nhiều năm qua, công cuộc khôi phục, gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị nghệ thuật Bài Chòi được quan tâm, chú trọng. Bài Chòi không chỉ là "đặc sản” địa phương, mà trở thành giá trị kết tinh tâm hồn Việt, viên ngọc sáng trong hành trình phát triển và hội nhập của văn hóa Việt Nam.

Nét mới của Festival Huế 2018

Festival Huế là sự kiện văn hóa - nghệ thuật thu hút nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân ở trong nước và quốc tế tham gia. Qua 10 lần tổ chức, với những chương trình nghệ thuật, lễ hội văn hóa đa dạng và khá ấn tượng, Festival Huế đã và đang từng bước xây dựng được thương hiệu, trở thành một sản phẩm du lịch lôi cuốn du khách.

Người “giữ hồn” chiêng Mường trong phố

(HBĐT) - Từ bao đời nay, chiêng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân tộc Mường. Là một trong số ít người sống tại TP Hòa Bình sở hữu đầy đủ bộ chiêng Mường, ông Đinh Văn Niên (xóm Mời Mít - xã Yên Mông) luôn trân trọng giữ gìn bộ chiêng vô giá của gia đình.

Thị trấn Vụ Bản-Lạc Sơn:
Đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Thượng

(HBĐT) - Ngày 4/5, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Thượng, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên các phòng chức năng Sở VH-TT-DL tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện Lạc Sơn; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, và đông đảo quần chúng nhân dân thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn.

Chùa Đọi Sơn được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Ngày 3-5, UBND tỉnh Hà Nam long trọng tổ chức Lễ đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và khai hội chùa Đọi Sơn năm 2018.

Hà Nội đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT với 38 nghệ sỹ

Theo thông tin tử Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, có 38 nghệ sỹ được Hội đồng xét tặng Danh hiệu Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú lần thứ 9 (năm 2018) của Thành phố Hà Nội bỏ phiếu thông qua, đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú.

Festival Huế 2018: Mỗi ngày thu hút 50.000 lượt khách tham dự

Diễn ra từ ngày 27/4-2/5/2018, Festival Huế lần thứ X với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản" đã gần kết thúc.

Nhiều hoạt động thu hút du khách tại các địa phương trong dịp nghỉ lễ

Dịp lễ 30-4, 1-5, tại các địa phương đã diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện để phục vụ người dân và thu hút du khách.

“Làng chiến đấu” ở huyện Kỳ Sơn những ngày đánh Mỹ

(HBĐT) - Những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi về huyện Kỳ Sơn gặp lại những dân quân xã - lực lượng nòng cốt trong phong trào xây dựng "làng chiến đấu” thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Khi ấy còn là những thanh niên độ tuổi mười tám, đôi mươi, nay đã bước vào tuổi "xưa nay hiếm” nhưng những ký ức về một thời kháng chiến hào hùng của dân tộc vẫn vẹn nguyên.

Đình Lập - nơi ghi dấu lịch sử cách mạng

(HBĐT) - Trong không khí ngày 30/4 lịch sử, chúng tôi về thăm Đình Lập (xóm Lập, xã Lập Chiệng, Kim Bôi) nơi diễn ra Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Hòa Bình lần thứ nhất.

Đánh thức tiềm năng du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - So với cách đây không lâu, hình ảnh du lịch Hòa Bình đã được cải thiện rất nhiều trong lòng du khách. Các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh mẽ với nhiều điểm, khu du lịch, tour, tuyến du lịch có chất lượng dịch vụ tốt hơn đang mang lại sự trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước. Nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, đậm đà những làn điệu dân ca, tiếng chiêng âm vang núi rừng, men rượu cần say đắm lòng người, những món ẩm thực độc đáo… níu giữ chân du khách.

Những người thầm lặng “giữ lửa” văn hóa Mường

(HBĐT) - Trong những chuyến công tác vùng cao, chúng tôi có dịp gặp gỡ các cao niên có niềm say mê, tình yêu mãnh liệt với giá trị của văn hóa Mường. Đó là thầy Mo, dù đã ở tuổi "thất thập cổ lai hy” nhưng vẫn đi khắp các bản để khấn năm mới; là một người trung niên say mê nghề làm nỏ. Hay một gia đình quyết giữ 4 chiếc chiêng cổ, dù trả giá bằng cả đàn trâu cũng không bán. Chúng tôi gọi họ là những người thầm lặng "giữ lửa” văn hóa Mường…

34 thi sinh tham gia hội thi Giọng hát hay Đà Bắc lần thứ III năm 2018

(HBĐT) - Ngày 26-27/4, huyện Đà Bắc đã tổ chức thành công Hội thi Giọng hát hay lần thứ III năm 2018. Tham gia hội thi có 34 thí sinh của 17 đơn vị đến từ các xã, thị trấn và khối cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện.

Con đường đến với chữ Mường

(HBĐT) - Theo thống kê năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 63,3%, cư trú tại tất cả 11 huyện, thành phố theo kiểu vừa tập trung, vừa đan xen. Hòa Bình là nơi sống tập trung, lâu đời của người Mường. Ngay từ khi được thành lập (ngày 22/6/1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ), tên gọi đầu tiên của tỉnh Hòa Bình là "tỉnh Mường”. Cho đến nay, dân số của người Mường ở Hòa Bình đông nhất so với các dân tộc khác và so với người Mường ở các tỉnh khác. Trong 54 dân tộc anh em của cả nước, dân tộc Mường là 1 trong 5 dân tộc thiểu số có số dân trên 1 triệu người.