Trong những năm qua, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn là địa chỉ tin cậy của các em thiếu nhi Thủ đô mỗi dịp Trung thu tháng Tám. Nhờ có sự kết nối giữa bảo tàng và các nghệ nhân dân gian, nên việc bảo tồn, hướng dẫn các em thiếu nhi làm đồ chơi truyền thống tại Bảo tàng Dân tộc học đã làm sống lại đồ chơi dân gian.

Tổ chức kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Ninh Bình

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước UNESCO 1972) sẽ diễn ra tại Ninh Bình vào ngày 6/9 cùng các hoạt động phụ trợ khác.

Đặc điểm phân bố và cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Văn hóa Hòa Bình (VHHB) là nền văn hóa thời đại đồ đá, được nhà khảo cổ học nữ người Pháp Madeleine Colani phát hiện và đặt tên từ những di tích hang động tìm thấy trong vùng núi đá vôi tỉnh Hòa Bình. Về phân bố, VHHB không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà phân bố rất rộng ở Đông Nam Á lục địa, kéo dài từ Nam Trung Quốc đến đảo Sumatra (Indonesia), Miến Điện và Philippines. Ở Việt Nam, VHHB phân bố phần lớn ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, chiếm trên 80% tổng số di tích của văn hóa này. Phần còn lại phân bố rải rác ở các tỉnh: Thái Nguyên, Lai Châu, Sơn La, Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị…

Cộng tác viên, thông tin viên - tâm huyết, trách nhiệm, bền bỉ đồng hành cùng báo Đảng bộ tỉnh

(HBĐT) - Sau thời kỳ tái lập tỉnh (tháng 10/1991), trụ sở Báo Hòa Bình tại làng chuyên gia Sông Đà, thực sự là "ngôi nhà báo chí” của các nhà báo và cộng tác viên (CTV), thông tin viên (TTV) tâm huyết tỉnh nhà. Thời điểm đó, ngoài 4 nhà báo từ Báo Hà Sơn Bình "ngược núi” trở về xây dựng Báo Hòa Bình (gồm nhà báo Bùi Ỉnh, Trần Sĩ Thập và các cố nhà báo Bùi Tiến Thịnh, Lê Thưởng), số phóng viên còn quá ít ỏi thì các tin, bài, ảnh của CTV, TTV từ các huyện, thị trong tỉnh và các sở, ban, ngành gửi cho Báo thực sự quý giá.

Chữ viết dân tộc - động lực thúc đẩy phát triển KT-XH và bảo tồn tri thức bản địa, tri thức truyền thống

(HBĐT) - Người Tày ở vùng cao huyện Đà Bắc có chữ viết riêng theo hệ chữ Sanskrit có nguồn gốc từ Ấn Độ, thông qua mẫu tự Khmer. Chữ Tày xuất hiện từ thế kỷ thứ XI đến nay đã được thế giới công nhận là 1 trong 4 văn tự cổ của Đông Nam Á.

Huyện Lạc Sơn: Bảo đảm hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đúng pháp luật

(HBĐT) - Hiện nay, huyện Lạc Sơn có 9/24 xã, thị trấn có người theo tôn giáo, trong đó, đạo Công giáo có 19 xóm, phố với 700 hộ gia đình, 2.940 tín đồ; không có đạo lạ, đạo khác; dân tộc Mường chiếm 97,03%, còn lại là dân tộc Kinh, chủ yếu là đồng bào ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình lên khai hoang từ năm 1960.

Chuyên trang tiếng Mường Báo Hòa Bình điện tử - Bảo tồn và quảng bá văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Theo các nghiên cứu, dân tộc Mường là 1 trong 26 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chưa có chữ viết chính thức. Điều này khiến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường gặp không ít khó khăn, nhiều bản sắc riêng dần phai nhạt. Đầu năm 2017, khi Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được ban hành đã mở ra một giai đoạn mới cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mường.

Làng gốm Bát Tràng - điểm du lịch hút khách

(HBĐT) - 4 lần đến với làng gốm sứ Bát Tràng vào 4 mùa xuân, hạ, thu, đông đều để lại trong tôi những ấn tượng khác biệt. Bởi đến với làng gốm sứ Bát Tràng, du khách không chỉ thăm quan chợ gốm, trải nghiệm làm gốm cùng các nghệ nhân, mà còn có dịp khám phá nhiều công trình kiến trúc từ cổ đến kim độc đáo, hấp dẫn, được đầu tư, tôn tạo, phát triển thành những sản phẩm du lịch.

Giá trị ngôn ngữ văn học của mo Mường

(HBĐT) - Một trong những giá trị văn học to lớn của mo Mường là giá trị ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một trong những vấn đề cơ bản nhất của mo Mường. Giống như viên gạch là đơn vị cấu thành nên những công trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ, ngôn ngữ là chất liệu cấu thành nên những tác phẩm văn học nói chung, trong đó có mo Mường nói riêng.

Nơi ghi dấu chiến công anh hùng Cù Chính Lan

(HBĐT) - Anh hùng liệt sỹ Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Song tên tuổi, những chiến công hiển hách của anh lại gắn liền với tỉnh miền núi Hòa Bình. Năm 1946, quân Pháp trở lại xâm lược nước ta, anh Cù Chính Lan khi đó mới 16 tuổi đã xin gia nhập Vệ quốc đoàn, tình nguyện lên đường đánh giặc.

Trải nghiệm chợ đêm giao lưu văn hoá dân tộc Mông độc đáo

(HBĐT) - Nếu có dịp thăm quan, du lịch tại các điểm đến của huyện vùng cao Mai Châu, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm chợ đêm giao lưu văn hoá dân tộc Mông. Sản phẩm du lịch này vừa được đưa vào hoạt động, định kỳ họp từ 18 - 24h các tối thứ Bảy hằng tuần ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò.

Cuộc thi "Tiếng hát măng non" huyện Kim Bôi năm 2022

(HBĐT) - Hội đồng Đội huyện Kim vừa phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện tổ chức chung kết cuộc thi "Tiếng hát măng non” năm 2022 chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Kim Bôi lần thứ XXI và chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Chiến khu Thạch Yên ngày ấy - bây giờ

(HBĐT) - Là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh, chiến khu Thạch Yên (Cao Phong) đóng vai trò quan trọng cùng quân và dân tỉnh ta chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Phát huy truyền thống cách mạng, người dân xã Thạch Yên luôn đoàn kết, nỗ lực, khai thác tiềm năng, lợi thế xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Huyện Kim Bôi: Giao lưu các Câu lạc bộ "Nhảy dân vũ", "Chiêng Mường"

(HBĐT) - Hội LHPN huyện Kim Bôi vừa tổ chức chương trình giao lưu các Câu lạc bộ (CLB) "Nhảy dân vũ", "Chiêng Mường" và tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới tại xã Vĩnh Tiến. Dự chương trình có đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, huyện Kim Bôi và đông đảo bà con nhân dân 10 xã phía Bắc của huyện.