(HBĐT) - Hiện nay trong dân gian Mường có tồn tại ít nhất 2 bản sự tích thuộc thể loại văn vần dân gian truyền miệng kể về nguồn gốc của Lúa Gạo. Mỗi bản có nội dung mang tính ngã rẽ khác nhau, về tên gọi cũng khác nhau. Bài văn vần Mo đeé Kảw - Mo Đẻ Gạo, được sử dụng trong Mo tang lễ kể chuyện đêm khuya. Bài văn vần Đỏn bôông Kơm tlải lọ - Đón bông cơm trái lúa được sử dụng trong các nghi lễ làm vía. Qua khảo sát của tác giả cả hai bản kể trên chủ yếu lưu truyền trong người Mường ở vùng Lạc Sơn và một số huyện khác. Trong văn bản công bố trong cuốn “Vốn cổ văn hóa Việt Nam, Đẻ đất - Đẻ nước” của Trương Sĩ Hùng - Bùi Thiện Nhà xuất bản (Nxb) Văn hóa Thông tin, Hà nội 1995. Cuốn “Lễ hội Đình Khênh“ của chính tác giả, Nxb Thời đại 2011 đều có bản sưu tầm về hai bài văn vần trên.
Với mục đích đưa Bộ chữ dân tộc Mường được phê chuẩn vào trong đời sống dân tộc Mường tại tỉnh nhằm khẳng định Bộ chữ dân tộc Mường là chữ viết chính thức của dân tộc Mường, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc Mường, ngày 27/10/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hoà Bình.
(HBĐT) - Ngày 3/11, KDC mến Bôi, xã Hợp Kim, huyện Kim Bôi đã tổ chức ngày hôi đại đoàn kết toàn dân và tổng kết CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn mình” năm 2016. Đến dự chúc mừng ngày hội có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBMTTQ tỉnh; Huyện ủy Kim Bôi, Đảng ủy, chính quyền, MTTQ xã Hợp Kim và đông đảo nhân dân KDC Mến Bôi, xã Hợp Kim.
(HBĐT) - Thời gian qua, Hội sinh vật cảnh (SVC) tỉnh đã không ngừng tìm kiếm, sáng tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng để trưng bày tại triển lãm SVC diễn ra từ ngày 17- 25/11.
(HBĐT) - Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Công văn 4237/BVHTTDL-VHCS về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
NSƯT Phạm Bằng vừa qua đời tối 31-10 sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 85 tuổi.
(HBĐT) - Tối 29/10, tại trường phổ thông DTNT THPT tỉnh, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN tỉnh phối hợp với Hệ thống anh ngữ Ocean Edu Hòa Bình tổ chức Lễ hội hóa trang Halloween năm 2016 với chủ đề “King of monster”. Tham dự có gần 1.000 ĐVTN trên địa bàn thành phố.
(HBĐT) - Chiều 28/10, Ban Tổ chức Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 đã tổ chức Họp báo nhằm thông tin về Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Chủ trì hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban tổ chức, Trưởng ban Tuyên truyền.
Trái với vẻ háo hức và những lời khen ở 22 tập đầu, ở chặng sau (chỉ còn hai tập nữa là kết thúc), bộ phim Zippo mù tạt và em phát sóng trên VTV3 đang hứng chịu cơn thịnh nộ của khán giả.
(HBĐT) - Từ thời kỳ trung đại, cuối thiên niên kỷ 1, sau công nguyên, thời người Việt - Mường còn chung một gốc, sử dụng một ngôn ngữ đến thời kỳ cận đại (1858 - 1945). Thời người Mường đã phát minh, sử dụng phương thức trình tấu một, hai người với một, hai chiếc chiêng vào ban đêm. Với chức trách của người tuần tra và tiếng chiêng âm vang trầm hùng trên đường làng, ngõ xóm nhắc nhở mọi người đề phòng kẻ gian, trộm cắp, kẻ cướp xâm hại gia đình, làng, xóm và nhắc nhở mọi nhà phải cẩn trọng bếp núc, củi lửa đề phòng hỏa hoạn. Tiếng chiêng cũng được sử dụng hữu hiệu khi lên rừng kéo gỗ làm nhà, săn thú, xuống sông, suối đánh cá để cải thiện bữa ăn, nâng cao đời sống.
(HBĐT) - Sở hữu khuôn viên đẹp ở vị trí đắc địa với 46 phòng nghỉ, bể bơi, bể tắm sục, khu xông hơi mát xa, hội trường lớn, nhà hàng và đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp... nhiều năm qua, Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi còn được biết đến là nơi tổ chức sự kiện, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn.
Những ai đã một lần đến Hoàng Su Phì, một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang, đều không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt ngắm lớp lớp thửa ruộng bậc thang uốn lượn bao quanh những sườn núi. Từ những thửa ruộng bậc thang này, nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo gắn với cây lúa của bà con đã được lưu giữ và có ý nghĩa quan trọng cho tới hôm nay. Bởi chính những nét duyên ấy mà ruộng bậc thang Hoàng Su Phì một lần nữa có tên trong Di sản quốc gia Việt Nam.
Theo phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc, ngày 21-10, tại Bắc Kinh, diễn ra Toạ đàm ra mắt sách “Người cha của chúng tôi Nguyễn Sơn - Hồng Thủy, Lưỡng quốc Tướng quân Việt Nam - Trung Quốc” do Nhà xuất bản sách Trung Quốc, thuộc Viện Nghiên cứu báo chí xuất bản Trung Quốc tổ chức.
(HBĐT) - Cùng cán bộ văn hóa xã Bắc Phong (Cao Phong) đến thăm xóm Tiến Lâm 1, Tiến Lâm 2, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay nơi đây. Cuộc sống của người Dao như khoác lên mình tấm áo mới. Cái đói, cái nghèo không còn đeo đẳng nữa. Những đồi cam xanh ngút ngàn. Con đường bê tông rộng thênh thang thuận lợi cho con em người Dao đến trường. Đặc biệt, người Dao đang hòa mình cùng cộng đồng các dân tộc xây dựng đời sống văn hóa mới.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa tổ chức lễ gắn biển chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập huyện tại cầu Bãi Sỏi, xã Nhuận Trạch.