(HBĐT) - Năm 2010, hệ thống Thư viện toàn tỉnh đã cấp mới 2.296 thẻ thư viện, trong đó, thư viện tỉnh cấp mới 770 thẻ nâng tổng số thẻ độc giả là 1.500 thẻ và thư viện huyện và cơ sở đã cấp 1.526 thẻ. Hệ thống thư viện thường xuyên mua bổ sung các loại sách, báo, tạp chí về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, truyện tranh thiếu nhi… đến nay, đã có 137.889 đầu sách. Năm qua, có trên 160.000 lượt sách, báo, tạp chí luân chuyển phục vụ cho 91.000 độc giả thuộc mọi lứa tuổi.
Sau hơn 10 ngày công chiếu, 'Bóng ma học đường' đang dẫn đầu doanh số với 22 tỷ đồng, theo sau là 'Cô dâu đại chiến' (14,2 tỷ đồng). 'Thiên sứ... 99' đạt được khoảng hơn 10 tỷ đồng.
Mùa cao điểm phát hành phim của năm 2011 chưa tới nhưng đã có một loạt tác phẩm điện ảnh thế giới được dự đoán sẽ phá kỷ lục về mặt doanh thu.
Sau thành công và những giải thưởng, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai muốn mình bình tĩnh một chút, lắng lại một chút để có thêm những chiêm nghiệm trước khi cho ra đời tác phẩm tiếp theo.
(HBĐT) - Xuân về sớm hơn với bản Mông bởi năm nào cũng vậy, Tết của dân tộc Mông được tổ chức trước Tết Nguyên đán một tháng. Thời gian Tết Mông diễn ra trong ba ngày đầu tháng Chạp, nhưng không khí Tết thì kéo dài tới cả tháng. Vào những ngày này, trên khắp các bản làng người Mông, đâu đâu cũng tràn ngập bầu không khí Tết, tiếng sáo, tiếng khèn dập dìu khắp các sườn núi...
(HBĐT) - Người vùng cao xưa nay đi chợ không chỉ để bán, mua mà còn để giao lưu, gặp gỡ bạn bè, cùng hàn huyên bên chén rượu nồng. Phiên chợ ngày thường vốn đã đông vui, chợ phiên ngày Tết lại càng bội phần tấp nập.
Theo tin từ Tổng cục Du lịch (TCDL), trong năm 2011, ngành du lịch Việt Nam sẽ tập trung quảng bá cho hai sự kiện lớn là Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên và Hội chợ quốc tế du lịch TP Hồ Chí Minh lần thứ bảy (diễn ra từ ngày 14 đến 17-9).
Tết vốn được xem là thời điểm làm ăn thuận lợi nhất trong năm cho điện ảnh và kịch nói. Những ngày Tết Tân Mão vừa kết thúc cũng là lúc các rạp chiếu, sân khấu trình làng những báo cáo hết sức khả quan, không chỉ mang ý nghĩa về doanh thu mà còn chứng tỏ sức hút đối với công chúng.
(HBĐT) - Tết đến, xuân về, trong bộn bề công việc chị em tôi vẫn không quên nhắc nhau sắm xanh đồ lễ để về quê chúc thọ ông bà. Không phải là mâm cao cỗ đầy, hay những lễ vật ngọc ngà cháu báu mà có thể chỉ là chiếc khăn, tấm áo, bức tranh... không nặng về vật chất nhưng nặng nghĩa, nặng tình.
(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên mà ai ai cũng háo hức mong chờ những ngày Tết đến thế! Sau một năm bận rộn, nhà nhà dọn dẹp chuẩn bị đón chào năm mới, quây quần bên mâm cơm cuối năm... Song, ý nghĩa hơn cả trong mỗi dịp này là được đi thăm hỏi người thân, bè bạn..., mừng tuổi đầu năm trở thành nét đẹp không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Cứ nhắc đến chùa chiền người ta sẽ nghĩ ngay đến các cụ già lên chùa lễ Phật, cầu kinh chứ ít ai hình dung giới trẻ lại lên chùa. Thế mà, những năm trở lại đây, xu hướng lên chùa học đạo lại được đông đảo các bạn trẻ hưởng ứng.
Trong tâm thức dân gian, người có tuổi thọ và gia đình có người cao tuổi là có được một cái phúc lớn, có phúc nên mới được sống lâu, mới có con cháu đề huề. Mừng thọ cũng chính là mừng cái phúc ấy.
(HBĐT)- Đã nhiều lần lên thăm Hoà Bình Phật Quang tự, nhưng cảm xúc khi đứng dưới mái nhà Phật giáo trong khoảnh khắc giao thời thì thật bồi hồi, khó tả. Có lẽ, trong khoảnh khắc thiêng liêng này, mỗi phật tử đến đây đều đã gác lại những ganh đua, đuổi bắt để tĩnh tâm rong ruổi tìm lại sự bình yên trong tâm thức.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc khẳng định: ”Tết là dịp để phô bày những thành quả, sản phẩm của lao động như bày mâm ngũ quả, làm các loại bánh, nấu cỗ...Tết còn nhằm sự lý giải hoà đồng giữa các cá nhân và gia tộc, xóm làng, cũng như giữa con người và thiên nhiên”
Bị “mê hoặc” bởi sự độc đáo của ngày Tết Việt Nam, chị Jennifer Fossenbell, người Mỹ, đã đi tìm hiểu xem liệu những nét truyền thống của Tết Việt có bị mai một. Dân trí xin giới thiệu bài viết của chị.